Quần áo trẻ em, khăn ướt hàng hiệu nhiễm độc
Cập nhật lúc 11:51, Thứ bảy, 18/01/2014 (GMT+7)
Các bậc phụ huynh chưa hết bàng hoàng vì thông tin sữa, đồ chơi nhiễm độc thì nay lại thêm hoảng khi biết quần áo trẻ em, khăn ướt chứa nhiều chất độc nguy hiểm. (quần áo, khăn ướt, nhiễm độc)
Các bậc phụ huynh chưa hết bàng hoàng vì thông tin sữa, đồ chơi nhiễm độc thì nay lại thêm hoảng khi biết quần áo trẻ em, khăn ướt chứa nhiều chất độc nguy hiểm.
Tại Việt Nam, khăn giấy ướt rất phổ biến và được nhiều bà mẹ trẻ ưa chuộng. Khăn giấy ướt trở thành vật dụng không thể thiếu khi chăm sóc trẻ của các bà mẹ.
Đáp ứng nhu cầu, thị trường khăn giấy ướt ở các đô thị lớn hiện vô cùng phong phú, từ loại có nguồn gốc xuất xứ đến không nhãn mác, hàng nhập khẩu đến hàng trong nước, hàng bán từ vỉa hè cho đến tiệm tạp hóa, trên mạng hay tại siêu thị... Các thương hiệu phổ biến như: Bobby Care, Nuna, Baby Mamy, Baby Care, Baby Vina, Daily Care Baby... được đóng gói nhiều kích cỡ, từ 10, 30, 80 đến 100 tờ/gói...
Là sản phẩm chăm sóc bé nhưng trên bao bì các loại khăn ướt lại chỉ ghi rất chung chung, như: vải không dệt, nước tinh khiết, dung dịch lô hội, hương thơm. Có chăng, các sản phẩm này chỉ cảnh báo không được bỏ vào bồn cầu do không tan trong nước, không hề hướng dẫn phụ huynh phải lau lại cho bé sau khi dùng.
TS Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa Hóa Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho biết trên báo NLĐ, hiện Việt Nam chưa có quy định về tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm này, chủ yếu chấp nhận công bố về chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất khăn giấy ướt. Trong đó, có những tập đoàn đa quốc gia đã đăng ký và được cấp chứng nhận theo hệ thống tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới, Việt Nam chỉ chấp nhận công bố đó và cho phép đưa sản phẩm vào sử dụng.
Tuy nhiên, quá trình sản xuất tại Việt Nam có bảo đảm đúng như công bố, có được giám sát kỹ về điều kiện vệ sinh hay nhà sản xuất có điều chỉnh gì về thành phần, công thức... hay không thì không kiểm soát được.
Các chuyên gia về da liễu cảnh báo, người tiêu dùng không nên sử dụng khăn ướt không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tốt nhất là nên chọn mua khăn ướt không mùi hương, không cồn, có công thức rõ ràng.
Trên thế giới, đã có trường hợp một người phụ nữ được chẩn đoán khó khăn khi thở do bị sưng phồng cả đầu và mặt. Trường hợp khác, một du khách Anh đã phải nhập viện 2 ngày ở Tây Ban Nha để điều trị dị ứng khi dùng khăn ướt.
Theo Vietnamnet
.