Một doanh nhân ở Củ Chi (TP.HCM) cho hay sẽ đến Sơn Đông (Trung Quốc) "nghiên cứu" kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi gián và đặc biệt là đầu ra của loài này. Nếu mọi chuyện thuận buồm xuôi gió, ông sẽ là người tiên phong trong lĩnh vực nuôi gián ở Việt Nam.
 


Trong lúc giới làm ăn "đánh hơi" sự tiềm năng của thị trường gián với các dự tính táo bạo như lập trang trại gây nuôi và phân phối trứng gián, chuyển giao công nghệ nuôi gián, thu gom gián cung ứng cho thị trường Trung Quốc, mở nhà hàng gián hay nhà hàng chuyên kinh doanh côn trùng với gián làm món chủ đạo... thì chúng tôi ghi nhận được mối nguy hại khác. Lại có không ít người tin loài gián có những phép chữa trị nhiệm màu các bệnh như lao phổi, dạ dày, u xơ ruột... nên quyết tâm dùng thân xác nó để chữa trị.

"Loài côn trùng nào cũng có tác dụng chữa bệnh, loài gián cũng vậy thôi. Nền y học cổ truyền của Trung Quốc có bề dày hàng ngàn năm nên nếu không có cơ sở thì họ không tung lên thông tin này… Qua một số kênh, tôi biết có những người bị ung thư dạ dày, ung thư phổi này nọ ở Trung Quốc trong giai đoạn bác sĩ chê, nhờ bạo gan dùng gián làm thuốc mà thoát khỏi lưỡi hái tử thần".

Chỉ là thông tin ban đầu trên các trang mạng và chưa được kiểm chứng nhưng bà Võ Thị Ái, 54 tuổi, ở phường 2, quận Tân Bình, rất tin tưởng những con gián mà bà đang nhờ người săn bắt có thể giúp chồng bà là ông N.Ngãi, 62 tuổi, bị ung thư dạ dày, thoát khỏi lưỡi hái của thần chết: "Tôi đã nhờ người biết tiếng Trung tìm hiểu qua các kênh thông tin trên báo mạng ở Trung Quốc và biết gián dùng làm thuốc có nhiều cách, lớp xào mỡ, lớp để sống giã lấy nước uống".

3. Khi nguồn thông tin còn trong tình trạng mập mờ, thiếu tính thuyết phục, chúng tôi tham khảo nhiều y văn và phát hiện điều bất ngờ. Theo ghi chép của Tiến sĩ Võ Văn Chi trong cuốn “Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc” thì gián dùng để trị bệnh gồm 2 loài gián đen (nâu hoặc đen, nâu là gián nhà) và gián đất.

Theo tiến sĩ Chi, Đông y gọi gián đen là chương lan và gián đất là thổ biết trùng hay giá trùng. Chương lan có tác dụng hoạt huyết khư ứ, tiêu cam giải độc, lợi thủy tiêu thủng; và thổ biết trùng được dùng trị các khối u tích tụ trong bụng, huyết trệ kinh bế, đòn ngã tổn thương, tê lưỡi, cứng lưỡi.

Và trong cuốn “Dược tính chỉ nam”, Đông y sĩ Hạnh Lâm - Nguyễn Văn Minh ghi gián đất hay địa miết có tác dụng thông hơi hạ khí, chữa tiểu tiện bí, mụn độc phong lở… Và điều quan trọng mà qua tham khảo các y văn, chúng tôi thấy rằng việc dùng gián chữa trị không đơn giản như chị Linh Vân và bà Ái lầm tưởng là "không có độc" và "giã xác vắt lấy nước uống". Các y văn đều nói rõ loài gián có vị mặn, có độc, khi sử dụng dùng ngoài giã đắp, dùng trong phải sấy khô tán bột hoặc sắc uống…

Từ cơ sở trên, có thể thấy rằng loài gián đã được người xưa dùng trị hiệu quả nhiều chứng bệnh. Nhưng nói như lương y Nguyễn Thái Bình (Phòng khám Hoa Đà, quận 12, TP HCM) thì ngày trước, trong điều kiện thuốc men còn khó khăn, cha ông ta phải dày công nghiên cứu cây cỏ, giống loài để phục vụ việc chữa trị cứu người. Bây giờ y học phát triển, nhiều chứng bệnh cấp tính mà các cụ lương y ngày trước dùng gián để chữa trị thì Tây y chữa trị nhanh và hiệu quả hơn nên không nhất thiết phải bắt gián để điều trị, nhất là trong bối cảnh môi trường hiện ô nhiễm, dơ bẩn trầm trọng nên chắc rằng loài gián bây giờ nguy hiểm, mang nhiều mầm bệnh hơn giống loài của nó hàng trăm năm trước.

Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra hẳn ai cũng biết, nhất là khi các trang trại gián gặp sự cố để sổng hàng triệu con gián như chuyện đã từng xảy ra tại tỉnh Giang Tô - Trung Quốc, mà nhiều thông tin nói về nghề làm giàu từ gián ở Trung Quốc ít đề cập
 

Theo ANTG

.