Và chỉ riêng trong ngày hôm nay (2/4/2020), lực lượng này đã kiểm tra, giám sát tổng số 38 vụ, trong đó đã xử lý 6 vụ và xử phạt số tiền là 6.500.000 đồng.

leftcenterrightdel
 Từ đầu mùa dịch, đã xử phạt trên 7.500 vụ vi phạm ( ảnh minh họa: nguồn internet)

Điển hình như hôm nay, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Long An tiến hành khám phương tiện mang biển kiểm soát 51D-278.44. Qua công tác khám, Đội phát hiện và tạm giữ 12.000 chiếc khẩu trang y tế chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Đáng nói, trước đó, ngày 1/4/2020, Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu đã kết thúc xử lý một vụ xử phạt số tiền 30.000.000 đồng và tịch thu 45.675 chiếc khẩu trang y tế không có giấy chứng minh nguồn gốc. Đây là vụ việc do Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bạc Liêu chuyển qua.

Về tình hình, diễn biến thị trường ngày hôm nay, Bộ Công thương cho biết, theo báo cáo của lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành nghiêm việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Các siêu thị, cửa hàng tiện ích tăng lượng dự trữ hàng hóa nên nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm tương đối đầy đủ.

Theo đó, tại TP. Hà Nội, nguồn cung hàng hóa tại hệ thống các siêu thị, chuỗi phân phối, chợ trên địa bàn dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân. Cụ thể hệ thống siêu thị Big C, Lan Chi, hệ thống Hapro, Intimex, SEIKA mart…đã tăng lượng hàng hóa dự trữ lên 300 – 500% so với bình thường đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu và mở thêm 10 điểm bán Hapro Food tại các vị trí trung tâm Hà Nội để phục vụ và cung ứng đủ hàng hoá…

Người dân Hà Nội có thể yên tâm về nguồn cung hàng hóa thiết yếu, không nên hoang mang, đi mua thực phẩm tích trữ.

Còn tại Đà Nẵng, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, hầu hết các cơ sở kinh doanh đều thông báo tạm nghỉ theo chỉ đạo của UBND thành phố. Cục QLTT thành phố đã chỉ đạo các Đội QLTT quản lý địa bàn phân công công chức có mặt tại các chợ truyền thống, các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi,… để giám sát tình hình hoạt động kinh doanh (kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng tăng giá bán bất hợp lý)…

Đồng thời cho biết, trong thời gian tới, Tổng cục sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay khô, vật tư y tế.

Nguyễn Anh