Báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, cho biết, thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắt đầu giải ngân đối với khoản vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP kể từ tháng 5/2015.

Từ tháng 4/2018, các khoản vay bắt đầu phát sinh nợ xấu và có xu hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng toàn tỉnh và hiệu quả thực hiện chính sách theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

Đến 30/9/2019, các ngân hàng đã kí hợp đồng tín dụng cho vay 31 tàu, gồm 28 tàu đóng mới và 3 tàu nâng cấp/ số tiền giải ngân 288,3 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
Tàu cá đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại Khánh Hòa. 

Thế nhưng tính đến cuối tháng 9/2019, các ngân hàng chỉ mới thu được nợ gốc 25,95 tỉ đồng, dư nợ 262,51 tỉ đồng, nợ xấu 103,24 tỉđồng, tỉ lệ nợ xấu lên đến 39,24%.

Chủ nợ lớn nhất là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Khánh Hòa. TRong tổng số 207,64 tỉ đồng giải ngân cho 20 tàu, đến nay ngân hàng này mới thu nợ 17,72 tỉ đồng, dư nợ 189,92 tỉ đồng, nợ xấu 57,23 tỉ đồng, tỉ lệ 30,13%.

Trong khi đó, chủ nợ có tỉ lệ nợ xấu cao nhất là Ngân hàng đầu tư và phát triển – Chi nhánh Khánh Hòa. Trong số 75,8 tỉ đồng giải ngân, mới có 6,7 tỉ đồng được thu hồi, nợ xấu 45,79 tỉ đồng, tỉ lệ lên tới 66,17%.

Văn Nguyễn