Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Phạm Văn Cần – Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng; ông Ngô Lành – Trưởng Văn phòng đại diện khu vực miền Trung ngân hàng Agribank đồng chủ trì hội nghị.

Hội nghị còn có sự tham dự của các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng cùng cán bộ, Kiểm sát viên VKSND cấp cao tại Đà Nẵng; các cán bộ ngân hàng Agribank thuộc Văn phòng đại diện khu vực miền Trung. Hội nghị cũng có sự tham dự của đại diện VKSND các tỉnh miền Trung và Tây nguyên.

leftcenterrightdel
 Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng và Trưởng Văn phòng đại diện khu vực miền Trung ngân hàng Agribank đồng chủ trì hội nghị.

Theo đề dẫn, ngân hàng là nơi tập trung khối lượng lớn tiền, ngoại tệ, các giấy tờ có giá và các tài sản quý vàng, bạc... Do đó, các loại tội phạm luôn xác định đây là mục tiêu để thực hiện các hoạt động phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản. Tình hình vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua đang có diễn biến phức tạp, đã xảy nhiều vụ án lớn, liên quan đến nhiều người, gây thất thoát lớn cho Nhà nước và doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến chính sách tiền tệ và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Việc đánh giá đúng tình hình vi phạm, tội phạm và xác định đúng các nguyên nhân, điều kiện để xảy ra vi phạm, tội phạm đồng thời đưa ra các giải pháp phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng là một nhiệm vụ quan trọng của nhiều cơ quan, trong đó các cơ quan bảo vệ pháp luật giữ vai trò hết sức quan trọng.

Từ đó, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng triển khai nghiên cứu xây dựng chuyên đề: “Nhận diện vi phạm, tội phạm trong hoạt động ngân hàng ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên” nhằm đánh giá đúng thực trạng; xác định nguyên nhân, trách nhiệm và đề ra giải pháp nhằm hạn chế vi phạm và tội phạm trong hoạt động ngân hàng ở khu vực các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Trần Đức Dương - Phó Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng trình bày chuyên đề tại hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Văn Cần – Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng cho biết, một trong những chức năng nhiệm vụ của ngành KSND là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá cá nhân, tổ chức trong đó có tổ chức là ngân hàng. Trên thực tiễn thực hiện công tác THQCT, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng đã tập hợp và rút ra các dạng vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng.

Hội nghị được tổ chức nhằm rút ra những kinh nghiệm nhằm hạn chế thấp nhất loại tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Thông qua hội nghị, đồng chí Phạm Văn Cần cũng tin tưởng công tác phối hợp hỗ trợ của VKSND và ngân hàng tiếp tục đi vào thực chất để hạn chế vi phạm, tội phạm trong hoạt động ngân hàng.

Ông Ngô Lành – Trưởng Văn phòng đại diện khu vực miền Trung, ngân hàng Agribank gửi lời cảm ơn VKSND cấp cao tại Đà Nẵng đã tích cực phối hợp với ngân hàng Agribank khu vực miền Trung tổ chức hội nghị này. Trong phạm vi quyền hạn của mình, Văn phòng đại diện khu vực miền Trung sẽ tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của VKSND cấp cao tại Đà Nẵng để làm tốt hơn công tác của mình. Ông Ngô Lành cũng tin rằng, sau hội nghị này sẽ giúp hạn chế thấp nhất các sai phạm  trong lĩnh vực ngân hàng.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Phạm Văn Cần – Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng phát biểu tại hội nghị.

Theo báo cáo chuyên đề của VKSND cấp cao tại Đà Nẵng, những năm gần đây, vi phạm trong hoạt động ngân hàng hiện rất đa dạng, xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước. Rất nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được nêu trong Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ như vi phạm quy định về thanh toán, quản lý kho quỹ. Vi phạm quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác và hoạt động liên ngân hàng. Vi phạm quy định về thông tin tín dụng … Các vụ tranh chấp liên quan đến hoạt động ngân hàng diễn ra tương đối nhiều, nhiều vụ phức tạp phải xét xử nhiều lần.

Theo thống kê, từ năm 2016 đến 2021, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng đã thụ lý giải quyết 140 vụ kiện tranh chấp liên quan đến hoạt động ngân hàng, trong đó án dân sự 20 vụ, án kinh doanh thương mại 120 vụ. Án theo các thủ tục phúc thẩm 48 vụ, theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 92 vụ.

leftcenterrightdel
 Ông Ngô Lành – Trưởng Văn phòng đại diện khu vực miền Trung ngân hàng Agribank phát biểu.

Từ việc thụ lý giải quyết các vụ án liên quan đến ngân hàng, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế loại tội phạm trong lĩnh vực này. Đó là các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.

Theo đó, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để phát hiện, xử lý vi phạm. Tăng cường chất lượng công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, kiểm soát nội bộ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Về đề xuất, kiến nghị, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng cho rằng, Nhà nước cần ban hành một khung pháp lý cho hệ thống tài chính và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng. Ngành ngân hàng cùng các ngành chức năng hữu quan cần phải kiên quyết xử lý các tồn đọng cũ về nợ quá hạn, nợ khó đòi, làm lành mạnh hóa tài chính của các ngân hàng thương mại.

Kìm chế việc cho vay quá nhiều, chạy theo doanh số mà ngân hàng không kiểm soát được chất lượng tín dụng, hoặc đẩy mạnh tín dụng phát triển kinh tế theo kiểu “bong bóng” là nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh hội nghị.

Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ việc thành lập các ngân hàng mới, thực hiện tái cấu trúc các ngân hàng thương mại, kiểm soát thị trường vốn trong hoạt động ngân hàng, ngăn chặn việc tự do hóa thị trường hay việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.

Xây dựng quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với ngân hàng Nhà nước trong việc trao đổi thông tin. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ, làm rõ và xử lý nghiêm các hiện tượng liên quan đến “chạy chính sách”, “thao túng chính sách”, “nhóm lợi ích” và tiết lộ thông tin về chính sách tài chính, tiền tệ.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Hải Tuấn - Chánh Văn phòng VKSND tại Đà Nẵng phát biểu tại hội nghị.

Nghiên cứu, xây dựng và ký kết, Quy chế phối hợp trong thanh tra, kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại; Quy chế phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. VKSND tối cao tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hữu quan xây dựng, ban hành các văn bản liên tịch hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự… chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ trong giải quyết các vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

Xuân Nha