Vào những vụ trái cây, nơi thừa thãi, bỏ đống, ôi thối, nơi chẳng có lấy một quả mà dùng.

 


“Tôi đã từng đi thực tế ở một số nơi ở Cao Bằng và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Ở một số nơi cả năm mỗi người không được ăn quá 1 nải chuối, trong khi đó ở các tỉnh ĐBSCL thì chuối sản xuất ra không biết bao nhiêu mỗi ngày. Nhiều khi bán xô, bán mớ cho thương lái với giá vô cùng rẻ mạt”, bà Mai nói.

Cũng theo bà Mai, hiện nay chúng ta đang tiến hành lấy ý kiến để quy hoạch vùng trái cây tập trung sản xuất 14 loại trái cây được cho là có lợi thế cạnh tranh. Tôi cho rằng ngoài việc quan tâm đến các yếu tố “đầu vào” cần tính toán đến “đầu ra” của sản phẩm, nhất là phối hợp giữa các tỉnh/thành làm sao để tạo ra một hệ thống phân phối trái cây tại thị trường trong nước là một trong những vấn đề mấu chốt cần phải thực hiện.

Theo tính toán của bà Mai, nếu phân chia lợi nhuận cho cả chuỗi cung ứng sản phẩm trái cây thì người trồng phải được hưởng 51,61% lợi nhuận thì mới xứng đáng với công đầu tư 4-6 năm trồng, 5-10 tháng chăm sóc. Các thương lái thu gom thực tế bình quân chỉ mất 8-10 giờ/ngày thì mức lợi nhuận khoảng 10% là phù hợp; công phân loại và bảo quản tính cho các chợ đầu mối (1-2 ngày) cũng chỉ ở mức 10-12%. Những sạp bán lẻ, cửa hàng trái cây lớn có thể đạt mức lợi nhuận 25-26% là hợp lý vì họ bảo quản trái cây và bán đến tay người tiêu dùng trong vòng 3-10 ngày.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, tâm lý người tiêu dùng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa thay đổi nhiều về cách đánh giá các địa điểm mua bán đối với ngành hàng rau quả. Hiện, hệ thống chợ truyền thống vẫn là nơi chính cung cấp rau quả cho người tiêu dùng (chiếm 90%). Người bán dạo là đối tượng cung cấp khoảng 3-6% lượng rau quả, và chỉ có khoảng 3-5% sản phẩm rau quả đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các siêu thị.
 

Theo Xuân Hương
VietQ

.