Một chuyên gia về tiếp thị đã nói vui về những người bán hàng nhỏ lẻ trên mạng như vậy. Cách bán hàng này xuất hiện ngày càng nhiều từ các trang web độc lập, gian hàng thuê cho đến mạng xã hội.


Sau khi trừ hết mọi chi phí, từ tiền thuê mặt bằng (45m2, lầu 1, đường Nguyễn Văn Mai, quận 3) khoảng 10 triệu đồng; lương nhân viên, thuế và các khoản chi phí khác 10 triệu đồng, bà T. Hạnh kiếm khoảng 30 triệu đồng. “Nghe tưởng chừng là nhiều nhưng để kiếm được chừng đó tiền, cực lắm. Phải thức đêm để vẽ mẫu, rồi tìm mối có uy tín để gia công… và hàng trăm việc không tên khác. Cực nhưng vui, không còn căng thẳng như hồi đi làm công ty”, bà Hạnh nói.

Khác với những cửa hàng “offline”, những cửa hàng của mô hình kinh doanh trên mạng không cần thuê mặt tiền hoặc hẻm chính, mà chỉ cần có nơi, vừa làm kho để giao hàng cho khách, vừa trưng bày hàng hoá cho những khách quen. Chính vì vậy mà chi phí thuê mặt bằng rẻ hơn như bà Trân, bà Hạnh đã kể. Chi phí thuê nhân viên cũng rẻ hơn. Theo lời bà Hạnh, phần việc của nhân viên không quá khổ, chỉ lên Facebook để trả lời yêu cầu khách hàng, kiểm đơn hàng, chụp ảnh rồi đẩy lên Facebook… nên lương không cao, chỉ 3 – 4 triệu đồng/tháng. Còn nhân viên làm việc cho bà Trân lại được tính theo giờ (12.000 đồng/giờ/người), có việc thì làm, không việc thì nghỉ, tiết kiệm chi phí cho “bà chủ”.

Vì chưa có khung pháp lý để quản lý nhóm kinh doanh trên mạng xã hội nên những “ông chủ, bà chủ” đều lo ngại trước lời buộc tội “kinh doanh trốn thuế” của địa phương, cơ quan thuế… Bà Trân cho biết, vài tháng nữa sẽ xin giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể để khỏi “phập phồng”. Còn theo lời bà Hạnh, đang chuẩn bị hồ sơ để tách phần thuế vì trước đây nộp chung với bạn. “Không biết bao nhiêu, nhưng đã buôn bán thì phải nộp thuế, nếu không mệt mỏi lắm”, bà Hạnh chia sẻ.
 

Theo Gia Vinh
Sài Gòn Tiếp Thị

.