Khí độc từ đệm nôi gây hại cho trẻ sơ sinh
Cập nhật lúc 10:32, Thứ hai, 07/04/2014 (GMT+7)
Một nhóm kĩ sư môi trường khoa kỹ thuật trường Cockrell trực thuộc đại học Texas tại Austin phát hiện, khi ngủ trẻ em phải tiếp xúc với hàm lượng khí thải cao xuất ra từ đệm nôi. (khí độc, gây hại, trẻ sơ sinh, đệm nôi)
Một nhóm kĩ sư môi trường khoa kỹ thuật trường Cockrell trực thuộc đại học Texas tại Austin phát hiện, khi ngủ trẻ em phải tiếp xúc với hàm lượng khí thải cao xuất ra từ đệm nôi.
Nhà nghiên cứu nhận thấy đệm mới thoát khí độc hại cao gấp 4 lần so với đệm nôi cũ. Nhiệt tăng làm khí thoát mạnh, ô nhiễm khí thải nhiều nhất là ở vị trí trẻ nằm ngủ, đệm xuất khí độc bé lại hít ngay vào cơ thể. Kết quả cho thấy, trung bình đệm mới phát lượng khí VOCs độc hại với tốc độ 87,1 micrograms/m2/giờ, trong khi nệm cũ là 22,1 micrograms/m2/giờ. Boo kết luận, tấm đệm nôi cũ xuất ra khí VOCs ở mức tương đương với nhiều sản phẩm tiêu dùng khác và các vật liệu trong nhà như: sàn gỗ (20-35 micrograms/m2/giờ) và tường bao (51micrograms/m2/giờ).
Boo càng có thêm động lực nghiên cứu khi phát hiện trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 50-60% tổng thời gian trong ngày. Bên cạnh đó, nhiều kết quả cho thấy sức khỏe của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà.
Nghiên cứu sinh cho biết thêm: “Tôi muốn tìm hiểu kĩ hơn các hóa chất mà trẻ có thể hít phải khi ngủ trong giai đoạn đầu đời. Điều này cũng giúp người tiêu dùng nhận thức rõ về các hóa chất độc hại trong đệm nôi mà nhà sản xuất không bao giờ đề cập đến.”
Nghiên cứu được tiến hành từ 20 mẫu đệm của 10 nhà sản xuất. Các nhà khoa học quyết định không tiết lộ tên thương hiệu để người tiêu dùng có cái nhìn tổng quan hơn.
Theo Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường cho biết, hiện chưa có thông tin gì về tác hại do hàm lượng VOCs thải ra trong nhà. Rất nhiều hóa chất được xem là VOCs gồm: formaldehyde, benzene, toluene, perchlorethylene và acetone. Tuy nhiên, đệm nôi được phân tích trong nghiên cứu không chứa các hợp chất hữu cơ kể trên.
Các nhà khoa học đã xác định được 30 hợp chất VOCs trong đệm, trong đó có phenol, neodecanoic acid và linalool. Hóa chất phổ biến có trong đệm như limonene (hoá chất tạo hương chanh) rất thông dụng trong các sản phẩm tẩy rửa và tiêu dùng.
Nhà hóa học kiêm chuyên gia về chất lượng không khí nhà ở Charles J. Weschler, trợ giảng trong lĩnh vực y học môi trường và lao động tại trường đại học Rutgers nhận định, ông cho rằng hàm lượng hóa chất trong đệm chưa đến mức đáng báo động, tuy nhiên kết quả nghiên cứu vẫn rất có giá trị.
“Trên thực tế, việc cảnh báo hóa chất độc hại trong đêm nôi của trẻ là rất hữu ích”, một người rất quan tâm đến kết quả nghiên cứu này, ông Weschler nói.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy lượng khí VOCs xuất ra từ chỗ bé thở cao hơn đáng kể so với không gian trong phòng rộng. Ngoài ra, do trẻ hít vào một lượng khí cao hơn khá nhiều so với cơ thể người lớn và ngủ trong thời gian dài, vì vậy trẻ thường hít phải khí độc qua đường hô hấp cao gấp 10 lần so với người lớn.
Giáo sư trợ giảng Ying Xu cho hay: “Những phát hiện này có thể áp dụng cho đệm người lớn hoặc góp phần giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với khí VOCs của trẻ”.
Mặc dù sử dụng đệm là một lựa chọn tốt, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng lưu ý đệm dành cho người lớn cũng có thể chứa hóa chất độc hại khác như chất chống cháy hiện đang bị cấm.
Trưởng khoa Kiến trúc và Kĩ thuật môi trường, ông Richard Corsi cho biết thêm, hiểu biết về giấc ngủ là rất quan trọng đối với sức khỏe trẻ nhỏ cũng như người lớn. “Chúng tôi cần nghiên cứu sâu hơn về môi trường giấc ngủ phức tạp để có thể cải thiện và giảm thiểu tác hại chất gây ô nhiễm cho trẻ sơ sinh.”
Theo VietQ
.