Đồng bằng sông Cửu Long: Giá lúa rớt thê thảm
Cập nhật lúc 16:46, Thứ sáu, 30/08/2013 (GMT+7)
Mấy ngày qua, giá lúa tại các tỉnh, thành ĐBSCL tiếp tục sụt giảm một cách thê thảm khiến cho hàng ngàn nhà nông khóc ròng. (gạo, nông dân, đồng bằng Sông Cửu Long, lúa)
Mấy ngày qua, giá lúa tại các tỉnh, thành ĐBSCL tiếp tục sụt giảm một cách thê thảm khiến cho hàng ngàn nhà nông khóc ròng.
Có nhiều ý kiến đề xuất rằng: Thay vì hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp mua gạo tạm trữ thì nên hỗ trợ trực tiếp cho ND thông qua những mô hình khác sẽ hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhiều địa phương cho rằng chỉ nên tập trung vào việc mua tạm trữ lúa chứ không nhất thiết phải mua tạm trữ gạo, mua gạo không kích thích mua lúa trong dân. Việc mua tạm trữ lúa sẽ tạo điều kiện để tổ chức sản xuất gắn kết với nhau, chủ động trong việc đàm phán để xuất khẩu gạo. Ông Đoàn Ngọc Phả - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang phân tích: "Việc mua lúa khả năng lưu trữ kéo dài thời gian hơn, tạo điều kiện mua trực tiếp trong ND. Mua tạm trữ lúa sẽ gắn liền doanh nghiệp với vùng nguyên liệu, gắn liền với sản xuất và tiêu thụ".
Theo Sở Công thương các tỉnh, thành ĐBSCL từ đầu năm đến nay, không riêng gì ND gặp khó về giá lúa, mà tình hình xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn.
"Lúa, gạo đang là câu chuyện nóng, Chính phủ nên mua tạm trữ 20% - 30% sản lượng/vụ. Các doanh nghiệp VFA phải mua dự trữ 20% - 30%, hỗ trợ ND dự trữ 10% - 20%/vụ. Số còn lại lưu thông mua bán là hợp lý, giảm bớt áp lực ùn ứ lúa hàng hóa" - ông Nguyễn Văn Đồng - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang đề xuất.
Theo Đức Khánh
Dân Việt
.