Cử nhân đi giúp việc, phụ hồ: Lãng phí nhưng còn hơn làm biếng
Cập nhật lúc 23:56, Thứ ba, 08/03/2016 (GMT+7)
Việc cử nhân đi giúp việc, phụ hồ… kiếm sống không thể nói là không lãng phí, nhất là ở góc độ đào tạo. Thế nhưng đã khó khăn mà còn làm biếng thì sẽ càng lãng phí hơn. (Cử nhân , làm biếng, phụ hồ, Lãng phí )
Việc cử nhân đi giúp việc, phụ hồ… kiếm sống không thể nói là không lãng phí, nhất là ở góc độ đào tạo. Thế nhưng đã khó khăn mà còn làm biếng thì sẽ càng lãng phí hơn.
Nhưng theo ông Chiến, phải nhìn vào thực tế khi giáo dục ở trường học chưa đạt các yêu cầu tuyển dụng của nền kinh tế thị trường. Sinh viên ra trường thất nghiệp, không việc làm mà lại tiếp tục… làm biếng thì còn lãng phí hơn nhiều.
“Đến lúc các bạn phải hiểu rằng bản chất thu nhập của mình sẽ đến từ giá trị mình tạo ra chứ không phải ở bằng cấp”, ông Chiến nói.
Một nhà giáo dục khác đưa ra quan điểm, khi anh có bằng cấp nhưng không đủ năng lực để xin việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo và anh cũng không chịu bắt đầu bằng những vị trí thấp hơn, những công việc phổ thông, tay chân thì… đang tự giết mình. Mà trường hợp này bây giờ không hề ít, nhiều người “ru ngủ” cuộc đời bằng tấm bằng. Trong khi, tất cả mọi người đều cần lao động để trả lời câu hỏi: Tôi là ai?
Một khi “sự đã rồi”, thay vì tiếp tục chờ đợi vào những chính sách, vào những đổi mới của việc đào tạo thì mỗi phải tự tìm cách cứu lấy mình. Chúng ta tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) đặt người lao động phải cạnh tranh từng vị trí việc làm với đội ngũ nhân lực đến từ các nước.
Khi chưa đáp ứng được chuyên môn đào tạo và tiếp tục “chê” việc thì chẳng khác nào người lao động tự loại mình và nhường sân cho “đối tác”.
Theo Dân trí
.