Giá xăng tăng 11% (5/5) và giá điện tăng 7,5% (16/3) là những nguyên nhân chính tác động đến mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Năm 0,16% so với tháng trước đó.

 


Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản trong tháng cũng tăng 0,14% so với tháng Tư, có mức tăng thấp hơn so với lạm phát chung 0,16%, do lạm phát chung bao gồm các mặt hàng tăng giá (nhiên liệu và điện) đóng góp cao hơn vào mức tăng CPI so với mặt hàng giảm giá (lương thực thực phẩm) đóng góp thấp hơn vào mức giảm CPI.

Tỷ giá, vàng biến động trái chiều

Trong tháng giá vàng thế giới có nhiều biến động, những ngày đầu tháng giá vàng tăng và đứng ở mức trên 1.212 USD/ounce, nhưng sau vài phiên giá vàng lại giảm về mức 1.221 USD/ounce (15/5), đây là mức thấp nhất kể từ đầu tháng Năm.

Bà Ngọc cho biết, giá vàng giảm chủ yếu do đồng USD tăng giá, đồng USD tăng giá do lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng mạnh. Giá vàng trong nước theo đó cũng giảm theo xu hướng thế giới, bình quân giá vàng trong nước dao động quanh mức 3.510.000đồng /chỉ vàng SJC (ngày 15/5).

Về tỷ giá, đáng chú ý trong tháng này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD tăng 1% (áp dụng từ ngày 7/5) từ mức 21.458 đồng/USD lên 21.673 đồng/USD.

Theo đánh bà Ngọc, việc điều chỉnh này nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu trong bối cảnh đồng USD tăng giá.

Tỷ giá trên thị trường tự do tăng nhưng vẫn giao dịch trong biên độ quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá dao động quanh mức 21.650 đồng/USD tăng 0,36% so với tháng trước./.
 

Theo Vietnam+

.