- Mới đây, thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, có tình trạng một số người lao động tại các tỉnh, thành phố trục lợi BHXH bằng cách dù đã tìm được việc làm nhưng vẫn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Vậy, vấn đề này cụ thể như thế nào, thưa bà? 


Người lao động chủ động xin nghỉ việc để hưởng BHTN

 

leftcenterrightdel
 Người lao động đi làm thủ tục trợ cấp thất nghiệp


Ông Điều Bá Được, Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH Việt Nam) cho biết: “Tuy là một trong những trụ cột về an sinh xã hội nhưng tình trạng trục lợi BHTN có chiều hướng gia tăng. Theo quy định, nếu người lao động có việc làm mới sẽ chấm dứt ngay việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại sẽ được bảo lưu. Tuy nhiên, nhiều người lao động có việc làm mới nhưng không tự động khai báo, để vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đây cũng là trường hợp điển hình và phổ biến nhất trong trục lợi quỹ BHTN. Ngoài ra, còn có tình trạng người lao động chủ động xin nghỉ việc để đăng ký hưởng BHTN”.
 
- Về pháp lý: Theo quy định của Luật BHXH trước đây và từ tháng 01/2015 trở đi thực hiện theo quy định của Luật Việc làm thì việc tiếp nhận hồ sơ, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động sau khi nghỉ việc và lập danh sách đề nghị chi trợ cấp thất nghiệp hàng tháng sau khi người lao động thông báo về việc chưa tìm được việc làm thuộc trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM. Tuy nhiên, tại TP.HCM có tình trạng người lao động có việc làm nhưng không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm để hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). 
 
- Theo bà, tình trạng người lao động trục lợi BHXH xuất phát từ nguyên nhân nào?
 
- Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu sau: Về phía người lao động, trước đây khi nghỉ việc, người lao động được người sử dụng lao động trả ngay khoản tiền trợ cấp thôi việc. Từ năm 2010 đến nay, đã không còn nữa vì đã có quỹ BHXH trả thông qua chế độ trợ cấp thất nghiệp. Mặt khác, người lao động nhận thấy rằng, nếu không nhận chế độ trợ cấp thất nghiệp thì khi nghỉ hưu cũng không được thanh toán lại bằng tiền nên người lao động cho rằng mình đã đóng thì phải lấy lại nên đã xảy ra tình trạng trên. 
 
Ngoài ra, về phía cơ quan Nhà nước do chưa có sự liên thông dữ liệu kiểm soát việc làm của người lao động nên việc kiểm tra chủ yếu dựa vào việc người lao động có tham gia BHXH hay không. Bên cạnh đó, dữ liệu tham gia BHXH, BHYT, BHTN giữa các BHXH tỉnh cũng không liên thông với nhau nên xảy ra tình trạng người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh này trong khi vẫn đang tham gia BHXH bắt buộc (tức là đang có việc làm) tại tỉnh khác. Khi giải quyết trợ cấp thất nghiệp lần sau mới phát hiện việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp lần trước là chưa đúng. 
 
- Trước thực trạng như vậy, BHXH TP.HCM đã có hướng giải quyết như thế nào?
 
- Về phía BHXH TP.HCM và Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM, những năm qua, chúng tôi đã có nhiều giải pháp phối hợp ngăn chặn nhằm hạn chế tình trạng trên. Các giải pháp hiện đang thực hiện như khi có lao động tăng mới, cơ quan BHXH căn cứ vào số CMND, số sổ BHXH  của người lao động để tra cứu vào kho dữ liệu hưởng trợ cấp thất nghiệp để xem người lao động có đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không; Hàng tháng khi trung tâm dịch vụ việc làm chuyển danh sách đề nghị chi trả trợ cấp thất nghiệp thì BHXH TP. HCM cũng kiểm tra danh sách những người đang tham gia BHXH để loại trừ những trường hợp đang có việc làm.
 
Ngoài ra, khi phát hiện lần hưởng trợ cấp thất nghiệp trước sai thì trung tâm dịch vụ việc làm sẽ tham mưu cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội ban hành quyết định hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp lần trước và chuyển cho cơ quan BHXH thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp đã hưởng sai lần trước. Sau khi người lao động nộp lại tiền hưởng sai thì mới giải quyết trợ cấp thất nghiệp lần sau. Ngoài ra, chúng tôi sẽ phối hợp chia sẻ dữ liệu người lao động tham gia BHXH giữa cơ quan BHXH và trung tâm dịch vụ việc làm… 
 
Gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng
 
Ông Lâm Thanh Thu, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Đông Nam Bộ cho biết: “Thống kê của Trung tâm Giới thiệu việc làm Đông Nam Bộ cho thấy, 7 tháng đầu năm 2017, Trung tâm đã hủy, chấm dứt chi trợ cấp thất nghiệp đối với gần 800 trường hợp do đến nhận quyết định muộn, không thông báo tìm kiếm việc làm trong 3 tháng liên tục. Tại tỉnh Đồng Nai có hơn 27.000 người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tiền trên 390 tỷ đồng”. 
 
“Việc trục lợi BHTN ở các tỉnh có khu công nghiệp lớn như TP.HCM, Đồng Nai đã tồn tại nhiều năm. Trước đây, còn xuất hiện tình trạng người lao động móc nối với doanh nghiệp. Cụ thể như doanh nghiệp ra quyết định thôi việc để người lao động được hưởng trợ cấp, sau đó lại tái ký hợp đồng mới. Tuy nhiên, Trung tâm Giới thiệu việc làm không có chức năng thanh tra, kiểm tra nên việc phát hiện đối tượng vừa đi làm vừa nhận trợ cấp thất nghiệp gặp nhiều khó khăn”
 
“Theo quy định, trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp và trong thời gian đang hưởng trợ cấp, người lao động nếu xin được việc làm phải báo cho cơ quan chức năng để hủy quyết định chi tiền. Trên thực tế, rất ít người lao động thực hiện quy định này. Ngoài ra, Luật Bảo hiểm xã hội có chế tài xử phạt hành chính đối với những trường hợp trên, song việc thực hiện lại rắc rối vì phải thông qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh. Vì vậy, cơ quan chức năng nên tập trung tuyên truyền để người dân hiểu đúng về trợ cấp thất nghiệp, tiến hành thu hồi tiền trợ cấp nhằm hạn chế thất thoát”.

 
Hoa Việt (thực hiện)