Có một thực tế là pin laptop hay smartphone chính hãng thường có giá bán khá cao khiến người tiêu dùng tìm đến các cửa hàng bán lẻ mua pin của hãng thứ ba với giá bán rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên do hầu hết trong số chúng lại có chất lượng kém dễ gây cháy, nổ và thậm chí gây thương tích cho người dùng.


Những tai nạn kinh hoàng

Vào năm 2013, một chiếc Samsung Galaxy S3 đã phát nổ trong túi quần của một cô gái 18 tuổi, gây bỏng cấp độ ba cho nạn nhân. Kết quả điều tra sau đó cho biết thỏi pin bên trongGalaxy S3 chính là thủ phạm gây ra vụ tai nạn này. Điều đáng nói là đó không phải là pin chính hãng mà được làm giả khá tinh vi có cả logo Samsung trên đó. Giờ đây, không khó để tìm được những báo cáo về những vụ nổ smartphone gây thiệt hại cả về người và tài sản.

Tuy nhiên, đôi khi những cục pin có chất lượng kém này lại được sản xuất hoặc phân phối bởi các dịch vụ có tên tuổi. Trong tháng 6, 2013, Best Buy đã phải cho thu hồi hơn 5000 pin MacBook của hãng sản xuất ATG. Theo ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ thì công ty cũng nhận được thông báo về 13 trường hợp pin bốc cháy, trong đó đặc biệt có một vụ người dùng bị bỏng nặng ở chân.

Trong khi các nhà sản xuất của thiết bị luôn có những tiêu chuẩn cao về máy móc cũng như linh kiện đi kèm, thì các hãng thứ ba luôn muốn tung ra những sản phẩm với mức giá rẻ hơn để cạnh tranh. Vì vậy mà tiêu chuẩn của pin hay các phụ kiện khác cũng bị hạ xuống mức thấp hơn rất nhiều.

Tại sao pin pin có thể cháy, nổ?

Hầu hết các thiết bị công nghệ hiện đại đều được trang bị pin Lithium-Ion. Lý do của việc loại pin này dễ phát nổ là do một quá trình mang tên "thermal runaway" (tạm dịch: tỏa nhiệt). Về bản chất, quá trình tỏa nhiệt này là một vòng lặp gia tăng năng lượng liên tiếp, làm cho nhiệt độ của pin nóng hơn, và sau đó phát nổ. Ngoài nhiệt độ, thì cũng có một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng cháy, nổ ở pin là hiện tượng đoản mạch và sạc quá mức…

Khi thiết bị chạy bằng pin không chính hãng, nguy cơ cháy nổ càng dễ xảy ra. Bởi những cục pin này có thể được sản xuất mà không đạt tiêu chuẩn của hãng, do đó vật liệu pin dễ bị hư hại, gây nên hiện tượng đoản mạch. Li-ion được biết đến với khả năng bảo vệ thiết bị khỏi tác hại của việc sạc quá mức dẫn đến tình trạng quá tải. Tuy nhiên, đối với những cục pin giá rẻ, tính năng này đôi khi lại không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.

Kết luận

Đa số pin không được bán chính thức thông qua hệ thống phân phối chính hãng của các thương hiệu lớn đều là hàng ‘nhái’ và kém chất lượng. Những phụ kiện trôi nổi này đều có xuất xứ tại Trung Quốc, và đa số không qua kiểm duyệt của các cơ quan chức năng, tất nhiên giá sẽ rẻ hơn so với các sản phẩm được phân phối chính hãng. Người dùng không nên ham rẻ để sử dụng các pin sạc không rõ nguồn gốc.

Mặc dù các nhà sản xuất lớn chưa chắc đã không mắc lỗi, nhưng ngay khi xảy ra sự cố họ sẵn sàng sửa sai nhanh chóng. Một ví dụ điển hình đó là trước đây các nhà sản xuất thiết bị nổi tiếng nhưHP, Dell, Apple,... cũng đã từng tung ra thị trường những sản phẩm có pin bị lỗi. Những cục pin này sau đó đã được thu hồi và thay thế dù động thái này có thể ảnh hưởng đến uy tín của nhà sản xuất. Như vậy có thể thấy rằng việc sử dụng một cục pin chuẩn luôn được các hãng xem trọng. Do đó, nếu buộc phải thay pin mới, người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng để tránh trường hợp cháy nổ gây nguy hiểm đến sức khỏe.
 

Theo VnMedia

.