(BVPL) - Vừa qua, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Công ty CP Mía đường Lam Sơn tổ chức họp báo nhằm tuyên truyền hội chợ Xuân Lam Sơn với chủ đề ‘Vì chất lượng cuộc sống” nhằm “chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII”. Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 30/1 đến ngày 3/2/2016 tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn, huyện Thọ Xuân quy mô lớn gần 40 cơ quan báo chí tham dự.
|
Họp báo tuyên truyền hội chợ Xuân Lam Sơn |
Dự kiến hội chợ có 150 gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp, trang trại, HTX và nông dân trong cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng. Hội chợ là hoạt động thương mại nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, cung cấp các loại sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm cho nông dân Thanh Hóa và người tiêu dùng trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời giới thiệu mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhằm tăng năng xuất và hiệu quả kinh tế góp phần chủ trương tái xuất cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tại buổi họp báo, trả lời chấp vấn về mô hình, thị trường, điều kiện canh tác, chính sách đối với hộ dân thực hiện mô hình sản xuất công nghệ cao ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường khẳng định: Khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn đã trồng một số giống cam cho hiệu quả từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha, nhiều năm trở lại đây Việt Nam phải nhập hàng ngàn tấn cam từ Trung Quốc, hiện hoa quả, đồ uống nhập từ nước Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc đang chọn Việt Nam làm thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó nhiều nước trên thế giới có nhu cầu tiêu thụ hoa quả của nước ta với số lượng lớn, ổn định, như vậy thị trường tiêu thụ hoa quả rất lớn.
Riêng Thanh Hóa, dọc tuyến đường Hồ Chí Minh tính từ huyện Thạch Thành đến phía Nam huyện Như Xuân có chiều dài trên 100km, có khoảng 5.000ha trồng được các loại cây cho hiệu quả cao. Để nông dân tiếp cận với mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tạo sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng thị trường thế giới trước hết việc tổ chức sản xuất phải quy mô, khoa học và có phương án cho ra sản phẩm đảm bảo về thời gian xuất khẩu theo đơn đặt hàng. Nếu sản xuất đại trà, thiếu sự hợp tác sẽ tạo ra khủng hoảng thừa…Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là cần thiết, trong đó không thể thiếu sự hợp tác giữa nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp.
Phạm Ngọc