    |
|
Ghi nhận của PV trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội. |
Dễ dàng bắt gặp hình ảnh này tại các tuyến phố lớn như: Huỳnh Thúc Kháng, Phố Huế, Nguyễn Chánh… Những cây từng được kỳ vọng tạo bóng mát cho người đi đường, giờ chỉ còn là những cột gỗ khô mục, chen lẫn giữa hàng cây xanh tươi, tạo nên sự tương phản nhếch nhác và xập xệ cho cảnh quan đô thị.
Anh Trần Trung Hiếu, sống tại phường Yên Hòa, TP Hà Nội chia sẻ: “Mỗi sáng đi học, đi làm, tôi đều đi qua những cây đã chết khô nằm xen giữa hàng cây xanh tốt. Thực sự cảm thấy tiếc nuối, vì nó làm giảm vẻ đẹp của thành phố. Đáng nói là, nhiều cây gãy đổ do bão từ lâu nhưng vẫn chưa được trồng thay thế.”
    |
 |
Theo ghi nhận, có nhiều cây già cỗi, hết chu kỳ sinh trưởng, hoặc bị sâu bệnh hại, cộng với việc thi công cải tạo vỉa hè, đào hạ ngầm các công trình dễ làm đứt rễ cây... |
Không chỉ do thời gian, nhiều cây còn chết vì thi công hạ ngầm cáp điện, đào vỉa hè làm đứt rễ hoặc do sâu bệnh, xâm hại từ con người. Trong khi đó, những gốc cây già yếu, rỗng ruột nếu không được xử lý kịp thời sẽ trở thành mối nguy hiểm rình rập khi mưa to gió lớn xảy ra.
Chị Vũ Thị Hà Uyên lo lắng: “Cây chết thì không còn bóng mát, đã vậy còn dễ đổ khi có gió mạnh. Trẻ em, người già hay đi bộ rất dễ gặp tai nạn nếu một cành cây mục gãy rơi bất ngờ.”
Cùng quan điểm, chị Phạm Bích Ngà (phường Cầu Giấy) mong mỏi: “Những cây khô khiến đường phố trông hoang tàn và thiếu sức sống. Tôi hy vọng, cơ quan chức năng sớm vào cuộc để thay thế, vừa đảm bảo an toàn, vừa giữ gìn hình ảnh Thủ đô.”
    |
 |
Nhiều cây bị cháy tạo nên hình thù quái dị, nhìn rất mất mỹ quan đô thị. |
Cây xanh là lá phổi của đô thị, không chỉ giúp điều hòa không khí, giảm nhiệt độ, mà còn góp phần định hình một Hà Nội văn minh, hiện đại và đáng sống. Vì vậy, việc duy trì, chăm sóc và thay thế kịp thời cây xanh chết là yêu cầu cấp thiết, không thể chậm trễ, nhất là khi mùa mưa bão đã cận kề.