Thông tin từ UBND huyện Tuy An cho biết, xử lý lấn chiếm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng trên đầm Ô Loan theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên, hơn một năm qua, địa phương và các xã đã ra quân xử lý các trường hợp nuôi trồng, khai thác thủy sản trái phép trên mặt nước đầm.

Đến nay các xã và các cơ quan chức năng địa phương đã phối hợp giải tỏa, tháo dỡ hơn 7.200 đăng, lờ trong phạm vi đầm.

leftcenterrightdel
Đầm Ô Loan được công nhận là Di tích Thắng cảnh Quốc gia tháng 9/1996. 

Hoạt động rà soát xác định 119 hồ nuôi tôm trái phép/diện tích hơn 58 ha.

Tuy nhiên vẫn còn hàng ngàn đăng, lờ khác bao chiếm mặt nước đầm, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn lợi thủy sản.

leftcenterrightdel
Cảnh quan, môi trường và nguồn lợi thủy sản Đầm Ô Loan đang bị xâm hại nghiêm trọng do hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản quá mức bằng phương thức không phù hợp, với khoảng 1/4 diện tích mặt nước đầm bị bao chiếm.

UBND huyện Tuy An yêu cầu các xã tiếp tục vận động người dân tự tháo dỡ công trình nuôi trồng thủy sản; đồng thời hoàn thiện phương án tháo dỡ các hồ nuôi tôm trái phép để trả lại cảnh quan, môi trường sinh thái, cũng là đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân trong khu vực đầm.

Đầm Ô Loan có diện tích 17,5 km2, là một đầm nước lợ nằm phía Đông Bắc tỉnh Phú Yên, được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích thắng cảnh Quốc gia cuối tháng 9/1996.

leftcenterrightdel
Hàng trăm hồ nuôi tôm trái phép. 

Là thắng cảnh đẹp, có nhiều tiềm năng du lịch, tuy nhiên, cảnh quan, môi trường và nguồn lợi thủy sản tại đây đang bị xâm hại nghiêm trọng do hoạt động NTTS tự phát với quy mô và mật quá mức, bao chiếm khoảng 1/4 diện tích mặt nước dầm.

Theo thống kê, trên đầm Ô Loan có gần 700 hộ dân sống tại 5 xã ven đầm đã khai thác thủy sản bằng lờ dây, đăng, chấn,.. gây phương hại đến nguồn lợi thủy sản trong đầm. Ngoài ra, có hơn 230 hộ lấn chiếm đất trong phạm vi đầm để xây dựng trái phép nhà ở và công trình khác, với tổng diện tích hơn 17.000 m2.

Văn Nguyễn