(BVPL) - Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là hồi chuông cáo chung cho sự đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam. Tháng 10/1954, những người Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên trong tâm thế của kẻ bại trận. Tuy nhiên, họ đã để lại cho Hà Nội những kiến trúc tuyệt đẹp, trong đó có 1.586 ngôi biệt thự cổ nằm trên những con phố rợp bóng cây xanh.
 


Đối diện gần biệt thự 37 này là biệt thự số nhà 36, nằm ngay góc ngã tư Trần Quốc Toản, Quang Trung. Đây cũng là một ngôi biệt thự xếp loại 2 (Bảo tồn có giá trị cao) được đánh giá điểm 69/100 với kiến trúc Đông Dương đặc sắc. Tuy căn biệt thự này chỉ có 1 chủ sở hữu nhưng cũng như biệt thự 37, nó cũng đã bị biến dạng hoàn toàn trong tháng 10 vừa qua. Đến nay, ngôi biệt thự này đã bị cải tạo thành một khối bê tông kì quái, mang phong cách tu tạo của thành nhà Mạc tại Tuyên Quang.

Chính quyền “ủng hộ”?

Hai ngôi biệt thự đang bị phá hoại nghiêm trọng trên đều cách trụ sở UBND phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm (29 Quang Trung) chỉ vài bước chân. Chủ tịch Phạm Ngọc Long và Phó Chủ tịch Phạm Sơn Hà đều biết rõ Đề án bảo tồn các ngôi biệt thự cổ Hà Nội vì chính UBND phường đã cùng Sở Xây dựng đi đánh giá, chụp ảnh, lập hồ sơ các ngôi biệt thự trên địa bàn phường để phục vụ cho Đề án vào tháng 7/2013. Thế nhưng, hành động ngăn chặn các hành vi phá hoại này của lãnh đạo UBND phường thì rất chậm chạp, chậm đến nỗi các công dân phường không thể không đặt dấu hỏi về những hành động có như không này của UBND phường Trần Hưng Đạo. Ngày 10/10/2013, nhóm thợ đầu tiên đập phá cổng, tường rào biệt thự 37, người dân đã báo tin ngay, nhưng Biên bản đình chỉ thi công đầu tiên được lập là ngày 08/11/2013. Tận dụng khoảng thời gian quý giá này, hàng chục thợ thi công ngày đêm đã kịp biến ngôi biệt thự này thành một mớ hỗn độn mang phong cách kiến trúc chẳng giống ai. Khi được hỏi về việc tại sao không tiến hành các biện pháp ngăn chặn thuộc thẩm quyền như: cắt điện, nước… theo quy định tại Nghị định 180 thì Phó Chủ tịch phạm Sơn Hà trả lời: “Hành vi của họ chưa đủ để áp dụng biện pháp cắt điện nước. Mà cắt điện nước thì ảnh hưởng đến đời sống nhân dân lắm, hơn nữa họ đã xin giấy phép thi công rồi…”. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về giấy tờ chứng minh họ đã xin giấy phép hay không thì được trả lời là chủ nhà đến báo… mồm. Sự việc qua lời ông Phó chủ tịch Phạm Sơn Hà còn nhuốm màu tâm linh khi ông nhiệt tình lí giải nguyên nhân đập đi tường rào trăm năm tuổi hộ ông Kiên: “Sở dĩ chủ nhà họ đập cổng vì cái cổng đâm thẳng vào cửa nhà họ, kiêng kị lắm”, ông còn tự tay vẽ một sơ đồ cho chúng tôi xem để chứng minh chi tiết rất Liêu Trai này.  

Hai trường hợp điển hình trên đây đã cho thấy một thực trạng đáng buồn của các ngôi biệt thự cổ ở TP. Hà Nội. Những kiến trúc xinh đẹp này bất lực trước những hành vi thô bạo của con người. Phải chăng đó là một hành vi “giàu tiền bạc, nghèo ý thức” được các cơ quan chức năng vô tình tiếp tay? Hay đó là sự xung đột ý thức hệ của một lớp người đi trước muốn bảo tồn di sản cho con cháu đời sau và lớp người kế cận nặng lòng với cơm ăn, áo mặc?
 

Minh Tú - Thu Hiền

.