leftcenterrightdel

Tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo nhấn mạnh: "Muốn chống tham nhũng có hiệu quả, trước hết phải chống tham nhũng chính ngay trong các cơ quan chống tham nhũng. Một khi đã xảy ra tham nhũng, phải nhất thiết xử lý thật nghiêm, không có vùng cấm. Phải nghiêm túc tuân thủ sự bình đẳng của pháp luật, không có đặc quyền, không có ngoại lệ".
leftcenterrightdel
Lần đầu tiên dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các chính quyền địa phương, ngày 28/12/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, ưu ái tuyển dụng người thân, không đủ tiêu chuẩn".
leftcenterrightdel
Phát biểu khi tiếp xúc cử tri các quận 1, 3 và 4 (TPHCM) vào chiều 13/10/2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh tham nhũng lớn thì đe dọa đến tồn vong của chế độ; tham nhũng vặt làm gây bức xúc, khó chịu cho người dân. Vì vậy, tất cả các hành vi tham nhũng bất kể lớn nhỏ phải bị đấu tranh để loại trừ. “Trước đây, chúng ta nói chưa xử lý được cán bộ có chức vụ cao có hành vi tham nhũng, nhưng vừa qua Trung ương đã chỉ đạo xử lý nhiều vụ, nhiều cán bộ cấp cao vi phạm. Điều này thể hiện sự kiên quyết, không có vùng cấm trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng”, Chủ tịch nước nói.
leftcenterrightdel
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng do UBND TP. HCM tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Tham nhũng đang trở thành nguy cơ chính đe dọa sự ổn định chính trị, sự tồn vong của chế độ; xói mòn giá trị dân chủ, giá trị đạo đức, công lý xã hội và cản trở đến việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Tham nhũng để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, gây thiệt hại cho người dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội”.
leftcenterrightdel
Sáng 8/11/2017, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh khi bày tỏ ủng hộ bổ sung quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ đã về hưu: “Phải làm thế để tất cả cán bộ công chức khi thi hành nhiệm vụ luôn có tinh thần trách nhiệm, đừng nghĩ thôi tôi còn 2 năm nữa là về hưu, về xong thì thôi”.
leftcenterrightdel
Phát biểu thảo luận tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, ông Trần Quốc Vượng – Ủy viên Bộ Chính trị, Thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẳng định, điểm được ghi nhận trong năm 2017 là đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tiêu cực, phòng chống tham nhũng, xây dựng Đảng theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4 khoá XII. “Chúng ta làm tạo niềm tin cho nhân dân, cũng làm cho tất cả các hoạt động trong xã hội dần đi vào nền nếp, cảnh tỉnh, phòng ngừa, cảnh báo, tạo môi trường trong sản xuất, xã hội tốt hơn” – ông Trần Quốc Vượng nói.
leftcenterrightdel
 Phát biểu tại Hội nghị giao ban công tác dân vận khối Mặt trận tổ quốc sáng 25/12/2017 ông Phạm Minh Chính - Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã đề cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực. Ông nói: “Chúng tôi mong muốn Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội cùng tham gia thực hiện tốt việc kiểm soát quyền lực. Không để cán bộ lãnh đạo, quản lý sử dụng quyền lực được Nhà nước giao như là tài sản riêng của bản thân".
leftcenterrightdel
Ngày 3/8/2017, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng đoàn đã tham dự, chỉ đạo Hội nghị. Tại Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: "Đây là những vấn đề được người dân quan tâm hiện nay. Tuy là địa phương để xảy ra những vụ việc tham nhũng nhỏ, nhưng tỉnh cần xử lý rốt ráo, hiệu quả, đúng người, đúng tội để lấy lại niềm tin trong Nhân dân...."
leftcenterrightdel
Tại phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, sáng 31/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, xu thế của cả xã hội. “Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”.

Thế Anh (thực hiện)

Nguồn ảnh: TTXVN, BVPL, Chinhphu