leftcenterrightdel
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng chống COVID-19. Ảnh VGP

Tối 5/6, Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 chính thức ra mắt tại Hà Nội, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Cùng dự có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ và đại diện các bộ, ngành, tỉnh, thành phố, doanh nghiệp...

Quỹ vaccine phòng COVID-19 được thành lập nhằm tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vaccine của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho người dân.

leftcenterrightdel
 Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường, bình yên, an dân, an toàn. Ảnh VGP

Tiêm vaccine - giải pháp quyết định để thoát khỏi đại dịch

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ: Hôm nay, tôi rất xúc động có mặt ở đây, tại Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, thành phố anh hùng, thành phố vì hòa bình, để thực hiện nghi lễ quan trọng, đó là ra mắt “Quỹ vaccine phòng chống COVID-19”.

Theo Thủ tướng: “Quỹ được thành lập với sứ mệnh huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho người dân trên nguyên tắc đảm bảo sự tự nguyện đóng góp, hoạt động công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật và thuận lợi nhất cho việc đóng góp”.

Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng, đồng tình, trách nhiệm của toàn thể nhân dân với phương châm “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, Việt Nam đã được ghi nhận là điểm sáng trên thế giới về thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Về chống dịch, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia xử lý đại dịch hiệu quả nhất với tỷ lệ người nhiễm và tử vong thấp nhất.

Về kinh tế, Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi tăng trưởng dương trên thế giới trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19.

Điều đó thể hiện hiệu quả lời hiệu triệu “Chống dịch như chống giặc” của Đảng, Nhà nước và toàn thể Nhân dân với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, bản lĩnh, kịp thời, sát thực tiễn và sự đồng lòng, đoàn kết của cả dân tộc ta.

leftcenterrightdel
 Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định trong phương pháp chống dịch, chúng ta không lựa chọn giải pháp dễ làm mà có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh VGP

Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, với chủng mới từ Ấn Độ và Vương quốc Anh, có tốc độ lây lan nhanh, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp chống dịch theo phương châm mới “5K + vaccine” và ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi, nghiêm ngặt để thực hiện được “mục tiêu kép” vừa chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong phương pháp chống dịch, chúng ta không lựa chọn giải pháp dễ làm mà có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta chỉ thực hiện phong tỏa những vùng bị dịch, giãn cách ở những vùng có nguy cơ cao và vẫn đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường bằng phương pháp khoanh vùng, cách ly, truy vết, dập dịch.

Để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, Đảng và Nhà nước thực hiện mục tiêu sớm tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân nhằm đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng và việc này cần duy trì hàng năm. Tiêm vaccine là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính quyết định và có tính chiến lược để thoát khỏi đại dịch COVID-19.

leftcenterrightdel
 Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắn tin ủng hộ cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 của Chính phủ thông qua cổng 1400. Ảnh VGP

Sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn thoát ra khỏi đại dịch

Thủ tướng nêu rõ: Lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh, khi đất nước ta gặp khó khăn, tinh thần đoàn kết, sức dân là vũ khí tối tân nhất, sắc bén nhất để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù và viết nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trong cuộc chiến chống COVID-19, sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường, bình yên, an dân, an toàn.

Kinh nghiệm cho thấy, năm 1945, trước những khó khăn chồng chất của tình thế cách mạng ngàn cân treo sợi tóc, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào ta trên mọi miền đất nước đã nhiệt tình ủng hộ “Tuần lễ Vàng”, với tinh thần “Người có ít góp ít, người có nhiều góp nhiều”, tạo nên “Quỹ Độc Lập”, góp phần thiết thực đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công.

Truyền thống “Thương người như thể thương thân”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã hun đúc trong mỗi người con đất Việt và gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này. Truyền thống ấy càng tỏa sáng mỗi khi đất nước chúng ta gặp khó khăn như chiến tranh, thiên tai, bão lũ, dịch bệnh…

“Chính vì vậy, sự chia sẻ, trách nhiệm, cảm thông của Nhân dân với Nhà nước là nhân tố quan trọng để chúng tôi tin rằng Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài” – Thủ tướng nhấn mạnh.

leftcenterrightdel
 Ảnh VGP

Để nhân dân được sống trong ngôi nhà lớn - Việt Nam an toàn, mạnh khỏe và thịnh vượng

Nhấn mạnh, trong cuộc sống ngày nay đất nước chúng ta còn khó khăn, Đảng và Nhà nước đã và đang cố gắng nhưng cần sự chung tay góp sức bằng tấm lòng và trái tim của cả cộng đồng, xã hội, thay mặt Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi toàn thể nhân dân đồng lòng cùng chống dịch. Mỗi đóng góp đều có ý nghĩa cho sự an toàn hơn cho bản thân, gia đình chúng ta, cho cộng đồng và cả xã hội.

Thủ tướng xúc động: “Đây là quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng, để một lần nữa chúng ta lại ghi danh, viết nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc - chiến thắng đại dịch COVID-19”.

Thủ tướng cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng rất quan tâm và quyết liệt chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19. Thủ tướng yêu cầu, các cấp, các ngành, các địa phương cần hành động khẩn trương với tinh thần trách nhiệm cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân, người dân đóng góp cho Quỹ dưới mọi hình thức.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ “cảm ơn sâu sắc đến toàn thể nhân dân, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã đồng lòng, đồng hành và chia sẻ để chúng ta cùng nhau chiến thắng đại dịch, để nhân dân được sống trong ngôi nhà lớn - Việt Nam an toàn, mạnh khỏe, thịnh vượng. Không có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của tình yêu thương. Như Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.  

leftcenterrightdel
Lãnh đạo các bộ ngành Trung ương nhắn tin ủng hộ cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 của Chính phủ thông qua cổng 1400. Ảnh VGP 

Trân trọng mọi đóng góp của người dân, doanh nghiệp

Nhà nước ta đã nỗ lực gỡ bỏ mọi khó khăn vướng mắc về cơ chế, sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực để chúng ta có vaccine sớm nhất, nhiều nhất có thể, tiêm miễn phí cho toàn dân. Nhân dân chia sẻ, dù chúng ta rất nỗ lực nhưng nguồn vaccine trên thế giới cũng hạn chế và họ sẽ ưu tiên cho những quốc gia có tình hình dịch bệnh phức tạp, lây lan nhanh hơn chúng ta.

Theo Thủ tướng: “Việc thành lập Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 là một chủ trương của Đảng, Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị để huy động nguồn lực xã hội thực hiện công tác phòng chống dịch. Cuộc chiến với COVID-19 bằng vaccine chúng ta sẽ phải đi đường dài, phải tiêm cho nhân dân hàng năm.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ hiểu và trân trọng mọi đóng góp của người dân, doanh nghiệp không kể ít hay nhiều đều xuất phát từ tấm lòng, từ trái tim, từ trách nhiệm với cộng đồng, từ sự chia sẻ với Nhà nước nên đảm bảo quản lý, giám sát hoạt động của Quỹ minh bạch và đúng tôn chỉ, mục đích, đúng pháp luật để phục vụ cho sức khỏe, hạnh phúc của nhân dân là trên hết, trước hết”.

Thủ tướng bày tỏ: “Chúng ta rất cảm động khi được biết những em bé dành tiền ăn sáng, các cụ già dành tiền lương hưu, tiền tiết kiệm, những phụ nữ tiết kiệm chi tiêu, những công chức, viên chức, công nhân tiết kiệm ngày lương để ủng hộ Quỹ, kiều bào ta ở nước ngoài trực tiếp hoặc nhờ người thân đóng góp Quỹ với tinh thần “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Hàng trăm doanh nghiệp mặc dù phải đối mặt với khó khăn do tác động dịch bệnh nhưng rất tích cực đóng góp cho Quỹ. Nhiều doanh nghiệp cũng nói rằng muốn được thể hiện tấm lòng với Nhân dân, với Nhà nước, đóng góp cho Quỹ để lo cho nhân dân, còn việc tiêm cho nhân viên của mình sẵn sàng trả phí để đơn giản là có nhiều tiền hơn để Nhà nước lo cho Nhân dân.

Chúng ta tin rằng nhân dân đã hiểu được sự cố gắng của Đảng, Nhà nước của cả hệ thống chính trị bằng trí tuệ, bằng ý chí, sự kiên cường, sự quyết liệt và sự đồng cam cộng khổ, đồng lòng của nhân dân để chúng ta đã đi qua đại dịch hơn 1 năm qua một cách kiên cường, bền bỉ và có hiệu quả vẽ nên mảng màu xanh an toàn trên bản đồ thế giới nhuốm màu đỏ, màu vàng, sự sợ hãi lây nhiễm và tang tóc của đại dịch đã gây ra trên thế giới”.

leftcenterrightdel
 Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn nhắn tin ủng hộ cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 của Chính phủ thông qua cổng 1400. Ảnh VGP

Sau khi phát biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến đại diện các tầng lớp nhân dân đóng góp vào Quỹ vaccine phòng chống COVID-19.  

Đó là em Lê Đức Hiếu, học sinh Trường Phạm Hồng Thái, Ba Đình, Hà Nội, 15 tuổi; bác Nguyễn Mạnh Tường 82 tuổi, cán bộ hưu trí ngành đường sắt; Bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa điều trị tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; ông Khuất Việt Dũng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam; Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao chứng nhận, hoa cảm ơn em Lê Đức Hiếu, học sinh Trường Phạm Hồng Thái, Ba Đình, Hà Nội, 15 tuổi. Ảnh VGP
leftcenterrightdel
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao chứng nhận, hoa cảm ơn bác Nguyễn Mạnh Tường 82 tuổi, cán bộ hưu trí ngành đường sắt. Ảnh VGP
leftcenterrightdel
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao chứng nhận, hoa cảm ơn Bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa điều trị tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh VGP
leftcenterrightdel
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao chứng nhận, hoa cảm ơn Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Ảnh VGP
leftcenterrightdel
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao chứng nhận, hoa cảm ơn Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ảnh VGP
leftcenterrightdel
 Nhiều đại biểu đã cùng nhắn tin ủng hộ cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 của Chính phủ thông qua cổng 1400. Ảnh VGP

Quản lý đúng đắn, chặt chẽ, minh bạch, và sử dụng Quỹ tiết kiệm, hiệu quả

Phát biểu tại Lễ phát động, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư về việc mua vaccine phòng chống COVID-19 cho nhân dân từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác, từ năm 2020 đến nay, Bộ Tài chính đã cấp ngân sách chi cho công tác phòng chống dịch COVID-19 là 21,1 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, dịch COVID-19 đang bùng phát, ngân sách Trung ương đã dành 14,5 nghìn tỷ đồng để mua vaccine phòng chống COVID-19.

Theo cân đối nguồn lực để mua và tiêm cho 75 triệu dân cần 150 triệu liều vaccine với nguồn kinh phí là 25,2 nghìn tỷ đồng. Vì vậy, để có đủ kinh phí mua vaccine tiêm cho nhân dân theo mục tiêu đề ra, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 88 ngày 24/5/2021 về đề xuất thành lập Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19. Ngày 26/5/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 779 về việc thành lập Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 do Bộ Tài chính quản lý.

leftcenterrightdel
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cam kết công khai, minh bạch số tiền hàng ngày, từng đợt ủng hộ và công khai quyết toán của Bộ Y tế sau từng đợt tiêm vaccine phòng chống COVID-19. 

Bộ Tài chính đã thành lập ngay Ban quản lý Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 đặt tại Kho bạc Nhà nước và mở tài khoản ngay để tiếp nhận sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đồng thời, công khai số tài khoản và số điện thoại để hướng dẫn thuận lợi nhất cho người ủng hộ chuyển tiền. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 41 ngày 02/6/2021 hướng dẫn về tổ chức hoạt động, quản lý, sử dụng và chế độ kế toán, hạch toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19; trong đó đã quy định các khoản ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lệ được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kể từ ngày thành lập đến 20h ngày 05/6/2021, Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 đã thu được số tiền 1.036 tỷ đồng và nhận được cam kết ủng hộ khoảng 6.600 tỷ đồng.

"Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 là nguồn lực vô cùng quý báu và quan trọng để cho đất nước ta chống lại đại dịch, kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển. Chúng tôi hiểu rằng, đồng tiền trong quỹ dù một đồng cũng là kết tinh của tình yêu thương, trách nhiệm, sự sẻ chia và tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân.Chúng tôi phải có trách nhiệm quản lý đúng đắn, chặt chẽ, minh bạch, và sử dụng Quỹ tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ công tác phòng chống dịch tốt nhất cho nhân dân. Khi có yêu cầu của Bộ Y tế và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chúng tôi sẽ xuất Quỹ kịp thời để Bộ Y tế mua vaccine về phục vụ nhân dân. Bộ Tài chính cam kết công khai, minh bạch số tiền hàng ngày, từng đợt ủng hộ và công khai quyết toán của Bộ Y tế sau từng đợt tiêm vaccine phòng chống COVID-19", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

STT

Tên đơn vị ủng hộ Quỹ Vaccine

Số tiền (đồng)

1

Hội Cựu chiến binh

30 triệu

2

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

3,5 tỷ

3

Hội đồng Giám mục Việt Nam

3 tỷ

4

Văn phòng Chính phủ

500 triệu

5

Tòa án nhân dân Tối cao

550 triệu

6

Ủy ban dân tộc

150 triệu

7

Bộ Tài chính

5 tỷ

8

Ngân hàng Nhà nước

5 tỷ

9

Bộ Công an

3 tỷ

10

TP. Hà Nội

Hưởng ứng mua vaccine cho Thành phố 1.000 tỷ đồng và ủng hộ Quỹ vaccine 100 tỷ đồng

11

Tỉnh Quảng Ninh

Hưởng ứng mua vaccine cho tỉnh 500 tỷ đồng và ủng hộ Quỹ vaccine 100 tỷ đồng

12

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1.016 tỷ

13

Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm lòng vàng

(Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)

150 tỷ

14

Công ty Golf Long Thành

500 tỷ

15

Tập đoàn Vingroup - Công ty cổ phần Vinhome

480 tỷ

16

Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel)

450 tỷ

17

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

400 tỷ

18

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

400 tỷ

19

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

400 tỷ

20

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

200 tỷ

21

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

200 tỷ

22

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam

200 tỷ

23

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

200 tỷ

24

Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam

200 tỷ

25

Tổng Công ty Viễn thông Mobifone

200 tỷ

26

Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh

170 tỷ

27

Tập đoàn T&T Group

120 tỷ

28

Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam

100 tỷ

29

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova

(Novaland Group)

100 tỷ

30

Tập đoàn SOVICO và Ngân hàng HD Bank

100 tỷ

31

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

60 tỷ

32

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

60 tỷ

33

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

60 tỷ

34

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)

60 tỷ

35

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TECHCOMBANK)

60 tỷ

36

Ngân hàng TMCP Quân đội

60 tỷ

37

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VP Bank)

60 tỷ

38

Công ty Cổ phần Tập đoàn Massan

60 tỷ

39

Tập đoàn Hưng Thịnh

420.000 liều vaccine

40

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

50 tỷ

41

Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam

50 tỷ

42

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

50 tỷ

43

Công ty Cổ phần Địa ốc Hải Đăng (HDMon Holdings)

50 tỷ

44

Công ty Cổ phần Tập đoàn TH + Quỹ Vì tầm vóc Việt

46 tỷ

45

Công ty Samsung Electronics Việt Nam

40 tỷ

46

Tập đoàn BIM Group

30 tỷ

47

Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện VN (Gelex Group)

30 tỷ

48

Tập đoàn TNG Holdings Vietnam Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB)

30 tỷ

49

Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ

30 tỷ

50

Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecopark

23 tỷ

51

Trungnam Group

23 tỷ

52

Công ty Cổ phần VNG

20 tỷ

53

Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam

20 tỷ

54

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh

20 tỷ

55

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

20 tỷ

56

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB)

15 tỷ

57

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Bình Minh

15 tỷ

58

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15 tỷ

59

Ngân hàng TMCP Liên Việt Post Bank

11 tỷ

60

Công ty Cổ phần Tập đoàn vàng bạc Đá quý DOJI

10 tỷ

61

Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank

10 tỷ

62

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk

10 tỷ

63

Tổng công ty Lương thực miền Bắc

10 tỷ

64

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam

10 tỷ

65

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

10 tỷ

66

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank)

10 tỷ

67

Công ty Cổ phần Tập đoàn BRG

10 tỷ

68

Đại học Văn Lang

10 tỷ

69

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

10 tỷ

70

Tập đoàn Foxconn Việt Nam

10 tỷ

71

Ngân hàng TMCP MTV Shinhan Việt Nam

6 tỷ

72

Tổng Công ty Thép Việt Nam-Công ty cổ phần

5 tỷ

73

Ngân hàng TMCP Nam Á

5 tỷ

74

Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm

5 tỷ

75

Công ty TNHH Nước Giải khát Suntory Pepsico Việt Nam

5 tỷ

76

Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam

5 tỷ

77

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thế kỷ (CEN Group)

5 tỷ

78

Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam

5 tỷ

Đến 22h ngày 5/6, tổng số tiền các tổ chức, doanh nghiệp, bộ ngành, địa phương đóng góp cho Quỹ là 6.600 tỷ đồng và 17 tỷ đồng đóng góp nhận được qua tin nhắn.

leftcenterrightdel
 Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và đại diện bộ ngành, DN đóng góp cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19. Ảnh VGP
leftcenterrightdel
 Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và đại diện bộ ngành,  DN đóng góp cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19. Ảnh VGP
leftcenterrightdel
 Cộng đồng DN hưởng ứng mạnh mẽ lời kêu gọi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ủng hộ cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19. Ảnh VGP
leftcenterrightdel
 Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và đại diện bộ ngành, DN đóng góp cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19. Ảnh VGP
leftcenterrightdel
 Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và đại diện bộ ngành,  DN đóng góp cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19. Ảnh VGP
leftcenterrightdel
 Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và đại diện bộ ngành,  DN đóng góp cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19. Ảnh VGP
Không chỉ ủng hộ trực tiếp vào Quỹ, nhiều đơn vị đã có những cách làm sáng tạo để thúc đẩy, lan tỏa cộng đồng cùng tham gia, chung tay, góp sức cho công cuộc phòng chống dịch bệnh. Trong đó, website www.vietnamkhoemanh.vn được thành lập nhằm cung cấp thêm nền tảng để hỗ trợ người dân kết nối và quyên góp vào Quỹ vaccine phòng chống COVID-19, với thông điệp: Một Việt Nam đồng lòng quyết tâm chiến thắng đại dịch, một Chính phủ sáng suốt, bản lĩnh đang ngày đêm chỉ đạo sát sao cùng nhân dân chống dịch. "5K+vaccine" vì một Việt Nam khỏe mạnh, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ đều trở thành một chiến sĩ đóng góp cho chiến thắng COVID-19.

Bên cạnh cách thức đóng góp bằng tin nhắn, website www.vietnamkhoemanh.vn hỗ trợ tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp trực tuyến cho Quỹ vaccine qua thẻ, ví điện tử, internet banking, mobile banking... cũng như đăng ký nguyện vọng đóng góp để nhận được hướng dẫn phù hợp. Riêng hình thức thanh toán online bắt đầu được triển khai từ thứ Hai tới.

Hết sức nỗ lực, cố gắng đưa vaccine về Việt Nam

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết một năm rưỡi trôi qua, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới, gây ra những tổn thất nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và đảo lộn đời sống, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Đại dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm; giải pháp vaccine COVID-19 là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ tính mạng của người dân và đưa cuộc sống trở lại bình thường. Hầu hết các quốc gia đã và đang phấn đấu thực hiện mục tiêu bao phủ vaccine cho ít nhất 2/3 dân số đến hết năm 2021, trong đó có Việt Nam chúng ta.

 

leftcenterrightdel
 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Việc sử dụng hiệu quả từng đồng vốn của Quỹ là lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Chính quyền các cấp và các Bộ, ngành liên quan. Ảnh VGP

 

Để có thể tiếp cận được nguồn vaccine trong bối cảnh khan hiếm trên quy mô toàn cầu, Bộ Y tế đã hết sức nỗ lực, cố gắng đưa vaccine về Việt Nam. Hơn 200 cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất vaccine được Bộ Y tế bền bỉ thực hiện suốt từ giữa năm 2020 đến nay đã giúp Việt Nam có được 130 triệu liều vaccine trong năm 2021. Bộ Y tế hiện vẫn đang tiếp tục trao đổi nhằm đạt mục tiêu 150 triệu liều để tạo miễn dịch cộng đồng trong năm 2021. Tất cả các vaccine được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và đưa về Việt Nam đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

 

Ngành Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm chủng với quy mô lớn nhất trong lịch sử của ngành, trong đó ưu tiên về an toàn tiêm chủng được lên hàng đầu; đây cũng là điểm khác biệt của Việt Nam so với các quốc gia khác. Đến nay hơn 1,3 triệu liều vaccine đã được tiêm chủng cho các đối tượng theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ.

 

Trong những ngày tới, khi nguồn cung vaccine dồi dào hơn, ngành y tế sẽ huy động tổng lực với hơn 12.000 cơ sở y tế và hàng vạn cán bộ y tế trong cả nước thực hiện khẩn trương và hiệu quả chiến dịch tiêm chủng với phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, “không bỏ phí bất cứ một liều vaccine nào” và “không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam”.

 

Quỹ vaccine phòng COVID-19 là sự chắt chiu của người dân, là truyền thống nhân ái của dân tộc. Việc sử dụng hiệu quả từng đồng vốn của Quỹ là lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Chính quyền các cấp và các Bộ, ngành liên quan.

 

leftcenterrightdel
 

 

Chung tay đẩy lùi đại dịch

Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vaccine của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng chống COVID-19 cho người dân.

Buổi Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 hôm nay nhằm kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, các doanh nghiệp, doanh nhân, mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện tham gia đóng góp, tài trợ, hỗ trợ cho Quỹ vaccine phòng Chống COVID-19 với tấm lòng và trách nhiệm vì sức khỏe mỗi người, vì cộng đồng, vì quốc gia, dân tộc và với tinh thần đoàn kết quốc tế, chung tay đẩy lùi đại dịch ở mỗi quốc gia và toàn cầu.

Truyền thống đoàn kết một lòng, kề vai sát cánh, tương thân tương ái, nặng nghĩa đồng bào của dân tộc Việt Nam ta là một tài sản vô giá, tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn giúp đất nước ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong mọi giai đoạn lịch sử. Mỗi khi đất nước, đồng bào gặp khó khăn thì ý chí thống nhất, tinh thần đoàn kết lại càng được thể hiện mạnh mẽ vì lợi ích của đồng bào, của quốc gia, dân tộc. Chính sự đoàn kết đồng lòng, nỗ lực chung tay của cả đất nước từ trung ương tới địa phương và mỗi người dân mà công tác chống dịch của chúng ta từ trước tới nay vẫn luôn chủ động và hiệu quả. Có được điều đó cũng có phần đóng góp ủng hộ không nhỏ của mọi tầng lớp nhân dân, của cả xã hội.

Vaccine - "tấm khiên mạnh mẽ nhất" chống SARS-CoV-2

Tuy nhiên, để có thể ngăn chặn dịch bệnh một cách lâu dài, bền vững thì chúng ta phải miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2 và vaccine chính là "tấm khiên mạnh mẽ nhất" chống lại virus SARS-CoV-2 với những biến thể ngày càng khó lường.

Hiện Việt Nam mới chỉ tiêm được cho hơn 1% dân số. Chúng ta đang cần rất nhiều vaccine và nhu cầu được tiêm vaccine để phòng dịch thực tế đang rất lớn. Việc tiêm vaccine không chỉ là nhu cầu mà còn là trách nhiệm của mỗi người, để giữ cho mình an toàn, từ đó giúp người khác an toàn trước đại dịch COVID-19.

Trong những ngày qua, kể từ khi Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 được Thủ tướng ký thành lập, không chỉ doanh nghiệp, địa phương mà rất nhiều cá nhân, từ thành thị tới nông thôn, đồng bằng đến miền núi, từ doanh nhân đến những người buôn bán nhỏ, cựu chiến binh, người già về hưu, các em nhỏ, học sinh, sinh viên... kể cả nhiều người cuộc sống vẫn còn khó khăn ... đã nhiệt tình hưởng ứng và ủng hộ, đóng góp vào Quỹ.

 

CÁC HÌNH THỨC ĐÓNG GÓP CHO QUỸ VACCINE

Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, Bộ Tài chính thông báo đến các tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin tài khoản, địa chỉ tiếp nhận và đầu mối liên hệ ủng hộ cho Quỹ.

1. Tài khoản tiếp nhận tiền trong nước

a) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19

- Số tài khoản: 2019002019 (VND); 2019662019 (USD) và 2019882019 (EUR).

b) Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM (HDBank)

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19

- Số tài khoản: 686868(VND); 686868 (USD) và 686868(EUR).

c) Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19;

- Số hiệu tài khoản: 3761.0.9098866.91999 (VND); 761.0.9098869.91999 (USD) và 3761.0.9098786.91999 (EUR);

d) Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19;

- Số hiệu tài khoản: 21110009116868 (VND); 21110371116868 (USD) và 21110142996868 (EUR).

2. Tài khoản tiếp nhận tiền từ nước ngoài

a) HOCHIMINH City Development Joint Stock Commercial Bank

- Account name: Fund for vacination Prevention of Coronavirus Disease 2019

- Account number: 686868(VND); 686868 (USD) và 686868 (EUR).

- Beneficiary Bank: HOCHIMINH City Development Joint Stock Commercial Bank

- Swift code: HDBCVNVX

b) Joint Stock Commercial Bank for investment and Development of Vietnam

- Account name: Fund for vaccination Prevention of Coronavirus Disease 2019;

- Account number: 21110009116868 (VND), 21110371116868 (USD) and 21110142996868 (EUR);

- Beneficiary bank: Bank for investment and Development of Vietnam JSC, Hanoi branch – 4B Le Thanh Tong Street, Phan Chu Trinh Ward, Hoan Kiem District, Hanoi City, Vietnam;

- Swift code: BIDVVNVX.

c) Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam

- Account name: Fund for vacination Prevention of Coronavirus Disease 2019

- Account number: 2019002019 (VND); 2019662019 (USD) và 2019882019 (EUR).

- Beneficiary Bank: JSC Bank for Foreign Trade of Vietnam - Operation center Branch.

- Swift code: BFTVVNVX001.

3. Địa chỉ tiếp nhận ủng hộ và thông tin liên hệ

- Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, Bộ Tài chính; số 32 Phố Cát Linh, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

- Số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin về ủng hộ tài trợ Quỹ vaccine phòng COVID-19: 0913548318; 0902235722; 0904247674; 0912488438.

- Địa chỉ email: quyvacxincovid19@vst.gov.vn

Sau khi chuyển tiền, các nhà tài trợ xác nhận với Quỹ qua đường dây nóng hoặc thông báo trên nhóm để cập nhật vào danh sách toàn quốc.

4. Qua hình thức nhắn tin theo cú pháp:

Soạn: Covid NK gửi 1408. Trong đó, N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2.000, K thể hiện đơn vị nghìn đồng. Mỗi tin nhắn được gửi đi, người nhắn đã đóng góp số tiền 1.000 đồng nhân N lần.

 

PV (theo TTXVN, chinhphu)