leftcenterrightdel
 Quang cảnh phiên làm việc của Quốc hội chiều 6/1 (ảnh: VPQH cung cấp).

Cần xem xét lại quyền của người bệnh cho phù hợp

Đại biểu Lê Xuân Thân – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa tham gia thảo luận về Điều 24, quyền của người bệnh có quyền kiến nghị và bồi thường theo quy định tại khoản 1, Điều 102 của Luật này.

leftcenterrightdel
 Đại biểu Lê Xuân Thân – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa tham gia thảo luận (ảnh: VPQH cung cấp).

Theo đại biểu Lê Xuân Thân, Điều 102 quy định bồi thường khi xảy ra tai biến y khoa chứ không phải bồi thường với các nội dung khác. Do đó, theo đại biểu, quy định như vậy là hạn chế quyền của người bệnh. Vì vậy, đại biểu Lê Xuân Thân đề nghị chuyển thành quyền cho người bệnh được quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại cho phù hợp.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Danh Tú - Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cho rằng, về hồ sơ bệnh án, đại biểu cho biết, khoản 3 Điều 69 quy định, việc khai thác hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị được thực hiện như sau: Học sinh, sinh viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề, người trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đọc nhưng chỉ được sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Người hành nghề của cơ sở khác được đọc, sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

leftcenterrightdel
 Đại biểu Nguyễn Danh Tú - Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang phát biểu thảo luận (ảnh: VPQH cung cấp).

Đại biểu cho rằng quy định này còn cứng nhắc, khiến người bệnh khó tiếp cận hồ sơ bệnh án của chính mình, đồng thời đề nghị cân nhắc bổ sung quy định người bệnh, người đại diện của người bệnh được quyền khai thác hồ sơ bệnh án của chính người bệnh trong quá trình điều trị.

Cân nhắc việc thông qua dự án Luật ngay tại kỳ họp lần này

Phát biểu thảo luận, đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho biết, 8 nhóm vấn đề lớn cần tiếp tục thảo luận tại kỳ họp này thì có những nội dung được quy định ở 1 điều, nhưng cũng có vấn đề quy định trong 1 mục, thậm chí là trong 1 chương. Do đó, có những khó khăn trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý. Với số lượng lớn nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét, đại biểu Lê Hoàng Anh bày tỏ băn khoăn việc thông qua dự thảo Luật tại kỳ họp lần này.

leftcenterrightdel
 Đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai phát biểu thảo luận (ảnh: VPQH cung cấp).

Lý giải cho băn khoăn của mình, đại biểu Lê Hoàng Anh cho biết, tại lần trình này, nhiều chính sách đã được sửa đổi, bổ sung mới nhưng chưa có hồ sơ đánh giá tác động. Dự thảo cũng chưa rõ tính thống nhất khả thi của văn bản hướng dẫn chi tiết luật số, điều khoản của dự thảo Luật giao Chính phủ quy định chi tiết đã tăng lên. Đến nay, dự thảo luận sơ bộ có 40 điều giao Chính phủ quy định chi tiết chiếm hơn 33% điều luật, chưa kể nhiều điều luật giao cho Bộ trưởng Bộ Y tế. 

Đại biểu cho rằng, dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) liên quan đến nhiều luật nhưng chưa rõ tính tương thích, tính đồng bộ với các luật khác. Trong đó, liên quan đến 2 luật đang được hoàn thiện để Quốc hội thảo luận thông qua tại Kỳ họp thứ 5 là Luật Giá (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi). Đại biểu chỉ rõ,  Luật Khám bệnh, chữa bệnh có điều khoản quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa tương thích với dự thảo Luật Giá (sửa đổi), vai trò của Bộ trưởng Bộ Tài chính chưa rõ trong quy định này. 

Một số chính sách đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối với nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối với người bệnh là chưa phù hợp và chưa tháo gỡ được khó khăn trong thực tế. Đại biểu dẫn chứng dự thảo Luật chưa có quy định về xã hội hóa đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập với hình thức liên doanh, liên kết, quy định tự chủ của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhất là tự chủ về tài chính là chưa rõ ràng…

leftcenterrightdel
 Các đại biểu dự phiên làm việc của Quốc hội chiều 6/1 tại Hội trường Diên Hồng (ảnh: VPQH cung cấp).

Đại biểu Lê Hoàng Anh cho rằng, đối với người bệnh trong quan hệ khám bệnh, chữa bệnh thì thường ở vị trí yếu thế hơn nhưng dự thảo Luật còn có điều khoản chưa quan tâm bảo vệ người bệnh. Ví dụ như khoản 2 Điều 9 dự thảo Luật người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn phù hợp với bệnh tình trạng sức khỏe của mình và điều kiện thực tế để cơ sở khám bệnh phù hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đại biểu cho rằng, đây là quy định còn định tính và chưa rõ ràng.

Hay như khoản 1 Điều 12 dự thảo Luật người bệnh được cung cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 69 Luật này tức là khi có yêu cầu bằng văn bản. Mặc dù có giải trình để giữ nguyên như dự thảo nhưng đại biểu Lê Hoàng Anh cho rằng, đây là quy định hạn chế quyền công dân chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp. Người bệnh không có quyền xem thông tin trong bệnh án và không được sao lục toàn bộ hồ sơ bệnh án…

Từ những phân tích trên, đại biểu Lê Hoàng Anh cho biết, dự thảo Luật còn nhiều nội dung khác cần nghiên cứu, rà soát, chỉnh lý, đánh giá tác động và phải có thời gian vật chất cần thiết. Đại biểu bày tỏ mong muốn Quốc hội cân nhắc việc thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần này…

Vũ Cảnh