Theo trình bày của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng, Quốc hội sẽ khai mạc kỳ họp thứ 7 vào ngày 20/5, thời gian làm việc khoảng 20 ngày (dự kiến bế mạc ngày 14/6), trong đó phần lớn thời gian của kỳ họp dành cho công tác lập pháp (12 ngày).

leftcenterrightdel
Phó Chù nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng trình bày dự kiến chương trình của kỳ họp

Cụ thể, Quốc hội sẽ thông qua 7 dự án luật, bao gồm: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Kiến trúc; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ.

Quốc hội sẽ cho ý kiến với 9 dự án luật khác, trong đó có Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức…

leftcenterrightdel
Phóng viên đến dự và đưa tin về buổi họp báo 

Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018. Kỳ họp này, Quốc hội cũng dành 2,5 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Quốc hội cũng sẽ xem xét các báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019./.

Xuân Hưng