leftcenterrightdel
 Nhà trưng bày Hoàng Sa được thiết kế có lá cờ đỏ sao vàng lớn ngay đại sảnh.

Điểm đặc biệt nhất của Nhà trưng bày Hoàng Sa chính là thiết kế theo hình tượng “con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam” do nhóm tác giả Nhật Bản thực hiện. Bản thân Nhà trưng bày mô phỏng hình con dấu với hướng nhìn ra biển như một lời khẳng định đanh thép, không thể chối cãi: Hoàng Sa là của Việt Nam! Đồng thời chứng tỏ Việt Nam đã có một quá trình xác lập và thực thi chủ quyền rất sớm đối với quần đảo Hoàng Sa, ít nhất từ thời nhà Nguyễn, mà đậm nét nhất là việc vua Minh Mạng đã đóng dấu văn bản thành lập Hải đội Hoàng Sa.

Nhà trưng bày là đơn vị sự nghiệp công lập đặc biệt thuộc UBND huyện Hoàng Sa, là thiết chế văn hóa, lịch sử mang ý nghĩa chính trị đặc biệt. Đây là nơi trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền những thông tin, tư liệu hình ảnh sinh động, giá trị minh chứng lịch sử về quá trình khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông.

Công trình này được khởi công xây dựng bên bờ biển Mỹ Khê từ tháng 12/2015 với tổng kinh phí trên 40 tỷ đồng. Có diện tích gần 2000m2, cao 18m với 04 tầng do UBND thành phố làm chủ đầu tư.

Người dân và du khách có thể tới tham quan 300 hiện vật, tài liệu liên quan đến Hoàng Sa tại Nhà trưng bày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, theo giờ hành chính.

Một số hình ảnh Nhà trưng bày Hoàng Sa trong ngày khánh thành:

leftcenterrightdel
 Đại diện cấp ủy, chính quyền thành phố Đà Nẵng cắt băng khánh thành công trình được nhân dân cả nước ủng hộ.
leftcenterrightdel
 Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa giới thiệu với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giấy khai sinh của một nhân chứng được sinh ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
leftcenterrightdel
Những hiện vật của người Việt trên quần đảo Hoàng Sa cũng được trưng bày. 
leftcenterrightdel
Các em học sinh tham quan chủ đề Bằng chứng chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay.
leftcenterrightdel
 Sự ra đời của Nhà trưng bày còn góp phần trở thành phương tiện trực quan sinh động bổ trợ của ngành giáo dục địa phương trong môn lịch sử.
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Những người lính hải quân dạn dày bão táp biển Đông vẫn rưng rưng xúc động lắng nghe những câu chuyện về chủ quyền Tổ quốc...
leftcenterrightdel
 ... và bâng khuâng đọc giấy báo tử của một đồng đội đã hi sinh trên quần đảo Hoàng Sa.
leftcenterrightdel
Những văn bản dù viết tay hay đánh máy, những bức ảnh hiếm hoi quý giá về Hoàng Sa đều là bằng chứng xác đáng về chủ quyền Việt Nam.
leftcenterrightdel
 Những thư tịch cổ thời Nguyễn (1802-1945) là căn cứ pháp lý chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam.
leftcenterrightdel
 Những tấm bản đồ do chính Trung Quốc và phương tây xuất bản này xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc Trung Quốc.

Anh Thư