leftcenterrightdel
Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, khi mới có thì lượng vắc xin chưa đủ, chắc chắc chúng ta sẽ dùng cho các đối tượng ưu tiên.  Ảnh:  Minh Nhật 

Theo ông Trần Văn Thuấn, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, Bộ Y tế đã ký quy tắc với Công ty AstraZeneca của Anh. Theo đó, trong năm 2021, Công ty này sẽ cung cấp 30 triệu liều vắc xin cho Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại, khó khăn là EU đang hạn chế xuất khẩu trong khi Bộ Y tế đang đàm phán để chúng ta có vắc xin nhanh nhất. Ngoài vắc xin của hãng AstraZeneca, Bộ Y tế cũng đang đàm phán thêm với Pfizer, Moderna của Mỹ và các vắc xin của Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, theo chỉ đạo của Thủ tướng và Chính phủ, Bộ Y tế đang đàm phán với đối tác để làm sao trong quý I  Việt Nam bắt đầu có vắc xin. “Đương nhiên khi mới có thì lượng chưa đủ, chắc chắc chúng ta sẽ dùng cho các đối tượng ưu tiên, bao gồm các cán bộ y tế có liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống dịch, các đối tượng lớn tuổi, bệnh lý nền có nguy cơ cao sẽ tử vong nếu mắc bệnh COVID-19 và một số đối tượng khác như cán bộ ngoại giao.”- Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.

Ông Thuấn cũng cho biết thêm, đối với vắc xin trong nước, chúng ta đang thử nghiệm giai đoạn 1, 2 vắc xin Nanocovax của Công ty NANOGEN và chuẩn bị bắt đầu thử nghiệm vắc xin Covivac của Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế. Dự kiến, trong tháng 3, chúng ta sẽ thử nghiệm vắc xin thứ ba. Đến cuối năm 2021 và đầu 2022, chúng ta sẽ có vắc xin trong nước.

“Như vậy, cùng với vắc - xin ngoại nhập, chúng ta sẽ hoàn thiện vắc -xin trong nước khâu thử nghiệm, sản xuất. Chúng tôi cho rằng,  chúng ta có thể có đủ vắc - xin  để tiêm cho cộng đồng.”- ông Thuấn nói.

leftcenterrightdel
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết, chúng ta sản xuất vắc xin trong nước tốt hơn, rẻ hơn thì ưu  tiên sản xuất trong nước, không nhập khẩu.  Ảnh: Minh Nhật

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng rất quan tâm đến vấn đề này và Thủ tướng nhiều lần yêu cầu Bộ Y tế quý I/2021, phải nhập được vắc- xin phòng COVID-19.

 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ, nếu nay mai chúng ta sản xuất vắc- xin trong nước tốt hơn, rẻ hơn thì phải ưu tiên cho sản xuất trong nước, không nhập khẩu. Nhưng trong lúc sản xuất trong nước chưa được thì phải ưu tiên nhập khẩu. Và khi có vắc- xin về, thì sử dụng thế nào, đối tượng nào, lúc đó chúng ta tính sau. Nhưng dứt khoát chúng ta phải có cơ chế, chính sách để cái nào Nhà nước cấp, cái nào Nhà nước thu tiền...

Đối với việc khẳng định sẽ dập dịch trong vòng 10 ngày,  Bộ trưởng cho biết, Chính phủ không công bố 10 ngày, đây là Ban Chỉ đạo. “Nguyên nhân gì, cách  tính thế nào, đánh giá thế nào là trách nhiệm của Ban Chỉ đạo. Nếu chúng ta kiểm soát được dịch trong vòng 10 ngày thì rất mừng. Đấy là mong muốn của người dân, mong muốn của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị là chúng ta phải dập dịch nhanh.”- ông Dũng cho hay.

Minh Nhật