Cách xác định chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng

Đố là nội dung tại Thông tư 14/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.

Cụ thể, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng xác định như sau:

- Đối với các công việc tư vấn đã được Bộ Xây dựng quy định tại Thông tư ban hành định mức xây dựng thì chi phí thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

- Đối với các công việc tư vấn như:

Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì; khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa, thí nghiệm phục vụ công tác tư vấn bảo trì công trình và một số công việc tư vấn khác đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

- Đối với các công việc tư vấn sau đây thì xác định bằng lập dự toán:

+ Lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng;

+ Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì;

+ Kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu;

+ Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành, sử dụng và các công việc tư vấn áp dụng định mức đã được quy định nhưng không phù hợp.

- Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sửa chữa công trình thì:

Chi phí tư vấn phục vụ sửa chữa xác định trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình.

Thông tư 14/2021/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/11/2021 và thay thế Thông tư 03/2017/TT-BXD ngày 16/3/2017.

Quy định giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhiều hàng hóa, dịch vụ từ  ngày 1/11/2021

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Theo đó, kể từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021, giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây:

Nhóm 1:
-  Dịch vụ vận tải gồm: (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác);

-  Dịch vụ lưu trú;

-  Dịch vụ ăn uống;

-  Dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quàng bá và tồ chức tua du lịch;

Nhóm 2 :
- Sản phẩm và dịch vụ xuất bản;

- Dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí;

- Dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí.

Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ trong nhóm 2 không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến.

Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng như sau: Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng; doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng.

leftcenterrightdel

Người dân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống bị ảnh hưởng bởi COVID-19 sẽ được giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 1-11 đến 31-12 theo Nghị quyết 406-UBTVQH.

Điều chỉnh quy định về bảo vệ người lao động khi thực hiện tố cáo

Cũng có hiệu lực từ ngày 1-11 là Thông tư 09/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2020 của Bộ LĐ-TB&XH bảo vệ việc làm của người tố cáo là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, vấn đề bảo vệ việc làm cho người lao động thực hiện tố cáo sẽ có một vài thay đổi. Cụ thể về trình tự, thủ tục bảo vệ người lao động tố cáo, được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VI Luật Tố cáo.

Về trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động khi người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người lao động tố cáo:

Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban lãnh đạo của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp mà người lao động đó là thành viên phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động, đồng thời báo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và báo cáo tổ chức đại diện cấp trên trực tiếp của người lao động (nếu có) để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.”

Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu

Từ ngày 01/11/2021, Thông tư 71/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu theo Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 25/5/2014, có hiệu lực thi hành.

Theo đó, cơ sở thực hiện xã hội hóa (gọi tắt là Cơ sở) thành lập trước ngày 22/07/2016, có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN như sau:

(1) Cơ sở được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại theo quy định về thuế TNDN kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện theo các quyết định của Thủ tướng trong từng thời kỳ bao gồm:

+ Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008.

+ Quyết định 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013.

+ Quyết định 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016.

(2) Cơ sở không đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các Quyết định trên thì thực hiện kê khai bổ sung số thuế TNDN còn thiếu (nếu có), tự tính số thuế TNDN phải nộp hoặc cơ quan thuế thực hiện truy thu đến thời điểm đáp ứng điều kiện tại các Quyết định nêu trên.

- Cơ sở trên nếu có thuế TNDN phát sinh tại mục (2) thì không bị phạt vi phạm pháp luật về thuế và không tính tiền chậm nộp tính trên số tiền TNDN tạm thời chưa truy thu cho đến 01/11/2021.

Từ ngày 02/11/2021, Cơ sở chưa nộp số thuế TNDN tạm thời chưa thu thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế chưa nộp và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế (nếu có).

P.V