Ngành Kiểm sát Thái Nguyên có 9 phòng nghiệp và tương đương, 9 VKSND cấp huyện, được giao 217 biên chế và 32 hợp đồng lao động, 59 Kiểm sát viên trung cấp, 75 Kiểm sát viên sơ cấp. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý VKSND tỉnh bao gồm có đồng chí Viện trưởng và 3 đồng chí Phó Viện trưởng, 9 đồng chí Trưởng phòng, 14 đồng chí Phó Trưởng phòng, 9 đồng chí Viện trưởng và 18 đồng chí Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện.
Qua đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm, VKSND tỉnh Thái Nguyên nhận thấy tinh thần trách nhiệm của một số ít cán bộ, công chức chưa cao, chưa tận tụy với công việc được giao nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác chuyên môn, chất lượng một số chỉ tiêu nghiệp vụ chưa cao. Từ việc đánh giá đúng nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, Phòng Tổ chức cán bộ đã tích cực, chủ động tham mưu nhiều giải pháp đồng bộ cho Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tỉnh thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ. Năm 2023, Phòng đã tham mưu xây dựng 16 Kế hoạch, 27 Nghị quyết, 1 Chương trình, 1 Quy chế, 6 tháng đầu năm 2024 đã tham mưu xây dựng 13 Nghị quyết, 5 Kế hoạch, 1 Chương trình.
|
|
Hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng VKSND huyện Phú Lương. (Ảnh: Trọng Tài) |
Phòng đã tham mưu tập trung đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; chú trọng việc luân chuyển, điều động để đào tạo cán bộ và phục vụ tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn. Tham mưu thực hiện xong việc sắp xếp tinh gọn bộ máy cấp phòng theo chủ trương của Đảng, của Ngành, tăng cường nhân lực cho các khâu công tác kiểm sát việc giải quyết án hành chính, vụ việc dân sự, kiểm sát thi hành án dân sự, kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, cử cán bộ tham gia nhiều lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ, các hội nghị tập huấn và thông báo rút kinh nghiệm trong toàn Ngành, thực hiện nghiêm quy trình đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ công chức bảo đảm khách quan, thực chất, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ; đối với các trường hợp công chức vi phạm kỷ luật, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế thì xếp loại đúng mức hoàn thành nhiệm vụ hoặc không hoàn thành nhiệm vụ để làm căn cứ bình xét thi đua và thực hiện tinh giản biên chế. Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Viện kiểm sát hai cấp đảm bảo đúng quy trình, dân chủ, khách quan và công khai.
Có thể nói rằng, năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 công tác cán bộ ở Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, vai trò trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là Thủ trưởng các đơn vị đã được nâng lên, khắc phục cơ bản những hạn chế tồn tại đã được chỉ ra trong những năm trước.
|
|
Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng 9, VKSND tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: Trọng Tài) |
Thực hiện Chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao xác định công tác cán bộ là khâu đột phá, để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm công tác đã đề ra, với chức năng nhiệm vụ là đơn vị tham mưu, trong 6 tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo, Phòng 15 đề ra một số giải pháp trọng tâm như tiếp tục chủ động tham mưu cho Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tỉnh trong công tác cán bộ, từng bước đổi mới, củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy, bố trí sắp xếp, sử dụng, điều động, luân chuyển nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, Phòng tiếp tục tiến hành rà soát tổng thể về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức gắn với rà soát, đánh giá lại khối lượng, tính chất công việc của toàn ngành Kiểm sát Thái Nguyên và từng đơn vị cấp phòng, VKSND cấp huyện để có sự tham mưu sắp xếp, điều chỉnh biên chế giữa các đơn vị, kiện toàn tổ chức bộ máy hợp lý, tương xứng; sắp xếp bố trí hợp lý hơn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như cơ cấu, tỷ lệ Kiểm sát viên, tập trung Kiểm sát viên cho công tác nghiệp vụ, tỷ lệ nam - nữ, quan tâm chú trọng đến sự kế cận, tiếp nối giữa các thế hệ trong 1 đơn vị.
Ngoài ra, tiếp tục tham mưu cho Ban cán sự đảng, Lãnh đạo VKSND tỉnh tăng cường công tác điều động đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên giữa các đơn vị để thử thách, đào tạo, bồi dưỡng về kinh nghiệm thực tiễn đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên của VKSND hai cấp. Theo đó, sẽ rà soát, điều động Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm tra viên, Chuyên viên công tác ở các Phòng VKSND cấp tỉnh về công tác ở VKSND cấp huyện, đồng thời điều động Kiểm sát viên sơ cấp của VKSND cấp huyện về công tác tại Phòng thuộc VKSND cấp tỉnh để tạo nguồn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp cho VKSND hai cấp.
|
|
Tập thể VKSND huyện Võ Nhai tặng hoa chúc mừng tân Viện trưởng VKSND huyện Phú Lương. (Ảnh: Trọng Tài)
|
Quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, Kiểm sát viên theo chương trình, kế hoạch của VKSND tối cao. Xác định coi trọng công tác tự đào tạo, nâng cao chất lượng các chuyên đề nghiệp vụ, công chức mới được tuyển dụng yêu cầu các đơn vị phân công cử Kiểm sát viên có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác trực tiếp hướng dẫn tập sự. Phòng sẽ phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tổ chức các cuộc thi nâng cao về kỹ năng của Kiểm sát viên, qua đó tạo không khí tự học cho Kiểm sát viên trong toàn ngành, nâng cao chất lượng công tác kiểm sát.
Song song với đó, Phòng tiếp tục phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị quan tâm chú trọng đào tạo, thử thách và rèn luyện đối với cán bộ quy hoạch như: Cán bộ nằm trong quy hoạch phải trải qua thực hiện nhiệm vụ ở các khâu công tác với phương châm “Giỏi một việc, biết nhiều việc”, phân công các vụ, việc khó, phức tạp... để thử thách cũng như tạo điều kiện để cán bộ quy hoạch có cơ hội tự khẳng định mình. Bên cạnh đó quan tâm phát hiện đội ngũ công chức trẻ có năng lực, phẩm chất đạo đức, ý thức thức trách nhiệm cao để đào tạo bồi dưỡng tạo nguồn kế cận. Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị để có sự nghiêm túc, khách quan, tránh hình thức nể nang, né tránh trong việc xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm, đánh giá xếp loại công chức, việc nhận xét đánh giá chặt chẽ đúng với trình độ năng lực, dựa trên hiệu quả công việc, bảo đảm tính công bằng, không đánh đồng. Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức hàng năm phải được xem là căn cứ quan trọng có tính quyết định để xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.