leftcenterrightdel

 Đồng chí Nguyễn Mai Thuý, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh phát biểu khai mạc cuộc thi.

Cuộc thi năm nay cũng được chia làm hai vòng với các thể lệ và quy định cụ thể cho từng vòng nhằm đánh giá một cách chính xác trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cũng như khả năng tư duy, xây dựng sơ đồ báo cáo án của các thí sinh. Đối tượng dự thi là các Kiểm sát viên trung cấp; Phó Trưởng phòng 1, 2, 3, 7; Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện. 

Với quan điểm lấy cán bộ, Kiểm sát viên và người lao động làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực để chuyển đổi số, VKSND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xác định năm 2024 là năm bứt phá, tiến tới hoàn thành các mục tiêu trong Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin của ngành Kiểm sát nhân dân. Một trong những mục tiêu quan trọng đó là đào tạo, bồi dưỡng để mỗi cán bộ đều thành thạo các kĩ năng về công nghệ như: Lấy số văn bản trên phần mềm quản lý số tự động, ứng dụng được phần mềm “Trợ lý ảo” vào công việc chuyên môn, giao việc, quản lý, chỉ đạo trên môi trường số và đặc biệt chú trọng nâng cao kỹ năng báo cáo án bằng sơ đồ tư duy cho cán bộ, Kiểm sát viên của VKS hai cấp.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Lưu Văn Hưng, Chánh Văn phòng VKSND tỉnh Quảng Ninh thông qua thể lệ và các quy định của cuộc thi.

Căn cứ kế hoạch tổ chức cuộc thi, tại Vòng 1, các thí sinh sẽ làm bài thi tập trung tại hội trường tầng 7 của Viện kiểm sát tỉnh trong thời gian 240 phút. Các USB đã có sẵn dữ liệu đề thi sẽ được phát cho từng thí sinh. Sau khi các thí sinh hoàn thành bài thi, Tổ giúp việc sẽ thu bài và tiến hành chia ngẫu nhiên cho 13 giám khảo chấm. 10 bài thi đạt điểm cao nhất sẽ tiếp tục bước vào Vòng 2.

leftcenterrightdel
 Các thí sinh nộp lại điện thoại và nhận USB chứa đề thi.

Sau khi đồng chí Nguyễn Mai Thuý, Phó Viện trưởng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức, Trưởng Ban giám khảo phát biểu khai mạc cuộc thi; đồng chí Lưu Văn Hưng, Chánh Văn phòng, thành viên Ban Giám khảo thông qua thể lệ và các quy định của cuộc thi, đúng 08h00, các thí sinh bắt đầu làm bài. Để đảm bảo khách quan, 100% thí sinh không mang điện thoại và các thiết bị công nghệ vào phòng thi.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Các thí sinh nghiêm túc làm bài thi.

Việc đưa cuộc thi báo cáo án bằng sơ đồ trở thành một cuộc thi thường niên đã giúp nâng cao tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn tại ngành Kiểm sát Quảng Ninh. Thông qua cuộc thi, Lãnh đạo Viện có thể đánh giá được đúng thực chất trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng công tác số hoá hồ sơ, lưu trữ hồ sơ điện tử, báo cáo án bằng sơ đồ… Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chống oan sai, bỏ lọt tội phạm mà ngành đã đề ra.

Minh Ngọc