leftcenterrightdel
 Toàn cảnh phiên tòa rút kinh nghiệm.

Tham dự phiên tòa tại điểm cầu trung tâm có đồng chí Bùi Thị Hồng Anh, Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội; đồng chí Phùng Xuân Giang, Viện trưởng VKSND huyện Gia Lâm và cán bộ, công chức, Kiểm sát viên thuộc VKSND huyện Gia Lâm cùng với sự tham gia học tập, rút kinh nghiệm của các sinh viên thuộc Học viện Tòa án. 

leftcenterrightdel
 Đồng chí Bùi Thị Hồng Anh, Phó Viện trưởng VKSND TP Hà Nội cùng các đại biểu tham dự phiên tòa.

Phát biểu ý kiến tại phiên tòa, Kiểm sát viên Trần Thị Ánh Tuyết cho biết, trong thời gian chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án đã thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Về nội dung vụ án, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự về việc "Tranh chấp chia thừa kế" giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Hữu Trung (SN 1960; trú tại thôn 2, xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội); bị đơn là bà Lương Thị Kim Dung (SN 1961, trú tại Xóm 5, Giang Cao, Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) và 2 con trai của bà Dung. 

leftcenterrightdel
 Đồng chí Phùng Xuân Giang, Viện trưởng VKSND huyện Gia Lâm cùng các đại biểu dự phiên tòa.

Theo tóm tắt nội dung vụ án, khi cụ Nguyễn Hữu Thảo và cụ Vũ Thị Nguyệt mất, không để lại di chúc nên ngày 14/5/2010 (sau khi các cụ mất), ông Nguyễn Hữu Hà, bà Nguyễn Thị Bình, ông Nguyễn Hữu Trung (là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thảo, cụ Nguyệt) đã họp bàn và lập biên bản về việc phân chia di sản thừa kế của các cụ để lại. 

leftcenterrightdel
 Các đương sự của vụ án nghe Hội đồng xét xử tuyên án tại phiên tòa sơ thẩm.

Tuy nhiên, biên bản trên không được cơ quan có thẩm quyền chứng thực và các bên không thực hiện việc đăng ký, kê khai quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 692 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 129 Luật đất đai năm 2003. Bản thân các bên đương sự sau đó đã thay đổi quan điểm, không thống nhất thực hiện theo thỏa thuận dẫn đến tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế. Việc ông Nguyễn Hữu Trung khởi kiện ra Tòa, yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Thảo và cụ Nguyệt theo pháp luật là có căn cứ và đã được TAND huyện Gia Lâm thụ lý theo Thông báo thụ lý vụ án số 15/2022/TLST-DS ngày 17/1/2022 về việc "tranh chấp chia thừa kế".

leftcenterrightdel
 Kiểm sát viên Trần Thị Ánh Tuyết, đại diện Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Sau khi kết thúc phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát đã phát biểu ý kiến về việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án và đưa ra đề nghị giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật.

Căn cứ diễn biến và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sau khi Hội thẩm đã tuyên án và công bố quyền, nghĩa vụ của các đương sự tại phiên tòa.

Chia sẻ với PV Báo Bảo vệ pháp luật, ông Phùng Xuân Giang, Viện trưởng VKSND huyện Gia Lâm cho biết, phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án dân sự "tranh chấp chia thừa kế" được VKSND huyện Gia Lâm chủ động phối hợp với TAND cùng cấp tổ chức với hình thức số hóa hồ sơ, hình ảnh hồ sơ, tài liệu được trình chiếu tại điểm cầu trung tâm và truyền hình trực tuyến tới điểm cầu VKSND TP Hà Nội và 31 điểm cầu khác. Thông qua phiên tòa, VKSND huyện Gia Lâm mong muốn rèn luyện và nâng cao kỹ năng kiểm sát hoạt động xét xử các vụ việc dân sự cho đội ngũ Kiểm sát viên, đồng thời, tuyên truyền đến người dân hiểu biết thêm về chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND trong các hoạt động tố tụng nói chung.

Thế Đức