Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Đảng uỷ, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng Trường dự và chủ trì buổi Lễ.

Tham dự buổi Lễ có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc VKSND tối cao; đồng chí Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng chí Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Một tiết mục văn nghệ chào mừng buổi Lễ.

Cùng dự buổi Lễ còn có đại diện Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các thành viên Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đến từ Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam; đại diện lãnh đạo VKSND một số địa phương; đại diện các cấp chính quyền quận Hà Đông; các đồng chí nguyên là Hiệu trưởng Nhà trường qua các thời kỳ; các cơ sở đào tạo; đại diện các dự án, tổ chức quốc tế cùng toàn thể Ban Giám hiệu, công chức, viên chức, người lao động và sinh viên, học viên Nhà trường…

Tại buổi Lễ, đại diện Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đã công bố Quyết định cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, ngành Luật - chuyên ngành Kiểm sát. Đồng thời, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao Giấy chứng nhận trên cho Ban Giám hiệu Nhà trường.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho Ban Giám hiệu Nhà trường.

Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình vượt bậc và khẳng định vị thế mới của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước. Với sự kiện này, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội chính thức được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành Luật - chuyên ngành Kiểm sát, trình độ đại học theo bộ tiêu chuẩn mới, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

leftcenterrightdel
 Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến và đồng chí Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Ban Giám hiệu Nhà trường.

Đến nay, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội là một trong hơn 100 cơ sở giáo dục đại học trên tổng số 235 trường đại học của Việt Nam đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chí đánh giá này. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Việt Nam theo hướng tiếp cận với bộ tiêu chuẩn của AUN-QA và được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự tương thích với bộ tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu. Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đại học gồm 11 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí. 

leftcenterrightdel

 Đồng chí Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Lễ trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

Các tiêu chuẩn đi sâu vào các nội dung gồm: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, Bản mô tả chương trình đào tạo, Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học, Phương pháp tiếp cận trong dạy và học, Đánh giá kết quả học tập của người học, Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, Đội ngũ nhân viên, Người học và hoạt động hỗ trợ người học, Cơ sở vật chất và trang thiết bị, Nâng cao chất lượng, Kết quả đầu ra.

Tiếp đó, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022-2023. Theo báo cáo của Nhà trường, năm học 2021-2022, công tác đào tạo được Nhà trường chú trọng và quan tâm. Các quy định về đào tạo được rà soát, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như yêu cầu của thực tiễn. Kế hoạch đào tạo được triển khai xây dựng cho toàn khóa và từng kỳ học. Công tác tổ chức thi, chấm thi được thực hiện theo đúng quy định. Việc đánh giá kết quả học tập, đảm bảo công bằng, công khai.

leftcenterrightdel
 TS. Nguyễn Văn Khoát, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đọc diễn văn tại Lễ khai giảng.

Trong năm học 2021 - 2022, Nhà trường đã thực hiện đào tạo trình độ thạc sĩ khóa 1 với 40 học viên; khóa 2 với 48 học viên; khóa 3 với 62 học viên; hệ đại học khóa 5 với 386 sinh viên; khóa 6 với 296 sinh viên; khóa 7 với 290 sinh viên; khóa 8 với 311 sinh viên; khóa 9 với 334 sinh viên; đào tạo đại học văn bằng thứ hai cho người đã tốt nghiệp một trình độ đại học khóa 1, 2, 3 với gần 200 học viên. Đồng thời trong năm 2022, đã tổ chức bế giảng và cấp bằng cho 386 sinh viên khóa 5; bế giảng và cấp bằng cho 56 học viễn lớp văn bằng 2 khóa 1 và 34 học viên Thạc sĩ khóa 1.

Trong diễn văn tại Lễ khai giảng, TS. Nguyễn Văn Khoát, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội mong rằng các em học viên, sinh viên cần phát huy nhiệt huyết của tuổi trẻ, say mê, sáng tạo trong học tập, chủ động tiếp thu và hình thành kỹ năng nghề nghiệp (đặc biệt là kỹ năng thực hành), tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện, kỹ năng sống cho bản thân để thích ứng với môi trường làm việc kỷ luật, cạnh tranh, năng động và hội nhập.

Đối với các em tân sinh viên Khóa 10, thay mặt Nhà trường, TS. Nguyễn Văn Khoát chúc mừng các em đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia hết sức nghiêm ngặt để chính thức trở thành sinh viên của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Đây chắc chắn là niềm kiêu hãnh của các em, niềm tự hào của gia đình và cũng là khởi đầu cho những ước mơ, hoài bão, khởi đầu cho một môi trường hoạt động mới. 

leftcenterrightdel
 TS. Nguyễn Văn Khoát, Hiệu trưởng Nhà trường tặng hoa đại diện Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam.

Tuy nhiên, theo đồng chí Hiệu trưởng, đây mới chỉ là bước đầu, trước mắt các em còn 4 năm học tập và rèn luyện ở Ngôi trường này. Để thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình các em không còn con đường nào khác là phải nỗ lực, cố gắng học tập của bản thân. Bởi vì, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên kỹ thuật số, kỷ nguyên của nền kinh tế sáng tạo; năng lực sáng tạo sẽ là thước đo khả năng làm việc của mỗi người, sự sáng tạo sẽ tạo lên thành tựu, do vậy các em phải tìm hiểu và học cách tư duy sáng tạo.

Bên cạnh đó, các em phải đề cao tính kỷ luật vì kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu. Học tập đại học khác nhiều với học tập phổ thông, các em phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn bên cạnh sự lên lớp, hướng dẫn của thầy cô giáo; các em phải coi trọng cả kiến thức, kỹ năng tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến trong thời kỳ hội nhập quốc tế; đồng thời phải luôn trau dồi phẩm hạnh để hoàn thiện bản thân. “Nhà trường, thầy cô luôn đồng hành cùng các em để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình” - TS. Nguyễn Văn Khoát, Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh.

Phát biểu tại Lễ khai giảng, đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Đảng uỷ, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng Trường nêu rõ, đào tạo trình độ đại học ngành Luật - chuyên ngành Kiểm sát, đào tạo trình độ thạc sĩ, đào tạo văn bằng thứ hai đại học và bồi dưỡng cán bộ cho ngành Kiểm sát nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Trong đó, công tác đào tạo trình độ đại học để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Kiểm sát nhân dân và bổ sung nguồn nhân lực cho xã hội là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được Đảng và Nhà nước giao cho Ngành từ năm 2013 đến nay. 

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Đảng uỷ, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng Trường phát biểu tại Lễ khai giảng.

Thực hiện nhiệm vụ này, tính đến thời điểm hiện tại, Nhà trường đã tuyển sinh được 10 khóa, đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành Kiểm sát và cho xã hội. Đây là thành quả rất lớn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của Nhà trường và đội ngũ Nhà giáo, cán bộ quản lý Nhà trường. 

Cùng với đó, trong năm học 2021-2022, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 hết sức phức tạp nhưng Nhà trường đã tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo, VKSND tối cao giao cho, đặc biệt Trường được công nhận và cấp Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng Chương trình đào tạo ngành Luật – chuyên ngành Kiểm sát, trình độ đại học. Điều đó đã thể hiện được sự đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn; sự chủ động trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 của tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên của Nhà trường.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến đánh trống khai giảng năm học mới.

Thay mặt Ban cán sự Đảng, lãnh đạo VKSND tối cao, đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao ghi nhận và biểu dương sự cố gắng, tinh thần đoàn kết vượt khó của Nhà trường; chúc mừng Nhà trường đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Kiểm sát. Đồng thời mong rằng, từ những khuyến nghị quý báu của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tiếp tục phát huy hơn nữa những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu và không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo trong năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo.

Cùng với việc đề nghị Nhà trường cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2022-2023 và thời gian tới, đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao cũng đã căn dặn đối với các em tân sinh viên khoá 10.

Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến chúc mừng các em sinh viên đã chọn mái Trường Kiểm sát làm nơi học tập, rèn luyện, tu dưỡng. Khẳng định đây là bước khởi đầu quan trọng, đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao chúc các em tân sinh viên ra sức nỗ lực, cố gắng với niềm đam mê, hoài bão, khát vọng của tuổi trẻ để đạt nhiều thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện.

Tại buổi Lễ, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cũng đã công bố Quyết định và trao Giấy khen cho sinh viên đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

leftcenterrightdel
 TS. Nguyễn Văn Khoát, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trao Giấy khen cho sinh viên đạt thành tích cao.

Văn Tình