leftcenterrightdel
 Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại phiên họp. Ảnh:VGP

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, trong quá trình rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của Quốc hội, các bộ, ngành phải chỉ rõ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung chứ không chỉ đơn thuần tập hợp các ý kiến góp ý đối với những văn bản thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

Sau khi rà soát lại và nêu rõ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, các bộ, ngành gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp - cơ quan thường trực của Tổ công tác - để tổng hợp, xây dựng báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

Đồng thời, chậm nhất đến ngày 20/9, các bộ, ngành, địa phương phải có ý kiến phản hồi với dự thảo Báo cáo trước khi Văn phòng Chính phủ thực hiện quy trình lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ. Do phạm vi rà soát theo yêu cầu của Nghị quyết số 101/2023/QH15 rất rộng và thời gian gấp, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và địa phương nỗ lực cao nhất để sớm hoàn  thành Báo cáo trình Quốc hội.

Trên cơ sở báo cáo rà soát của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tư pháp đã dự thảo Báo cáo của Chính phủ gồm 3 phần và 23 phụ lục, tương ứng với 23 nhóm lĩnh vực được yêu cầu rà soát tại Nghị quyết số 101/2023/QH15. 

Các lĩnh vực được rà soát, gồm: Đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư công, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá và các lĩnh vực khác đã được các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán… kiến nghị.

Quá trình rà soát cho thấy có 28 nội dung quy định có mâu thuẫn, chồng chéo tại 11 luật, 1 nghị quyết, 8 nghị định và 2 thông tư. Bên cạnh đó, có 400 nội dung bất cập, vướng mắc tại 32 luật, 1 nghị quyết, 1 pháp lệnh, 84 nghị định, 1 quyết định và 4 thông tư.

 

 

Minh Nhật