Kết quả ấn tượng, nổi bật

Dự và đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Ngô Hồng Sơn, Phó Viện trưởng VKSND thành phố Hà Nội và đồng chí Lưu Tuấn Dũng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Tham dự Hôi nghị có đồng chí Phạm Công Bảy, Vụ trưởng Vụ 3, Tòa án nhân dân tối cao; đồng chí Đoàn Văn Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Vụ 10), VKSND tối cao.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Ngô Hồng Sơn, Phó Viện trưởng VKSND thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị. 

Đại diện lãnh đạo Ban Nội chính thành ủy Hà Nội; Ban pháp chế - HĐND thành phố Hà Nội; đại diện VKSND cấp cao tại Hà Nội; đại diện Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội. Lãnh đạo, cán bộ Tòa án nhân dân, VKSND một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Lãnh đạo, cán bộ Phòng Kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Phòng 10), VKSND thành phố Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo, Thẩm phán, Thư ký, công chức Tòa Hành chính, Tòa Lao động TAND thành phố Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Văn Định, Chánh Văn phòng VKSND thành phố Hà Nội cho biết, công tác giải quyết các vụ án hành chính trong thời gian gần đây ngày càng được Quốc hội, Chính phủ, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hết sức quan tâm. Đặc biệt, VKSND tối cao, TAND tối cao đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu, chỉ tiêu cao đối với khâu công tác này. Tại Chỉ thị số 05 ngày 18/10/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao đã xác định, khâu công tác kiểm sát các vụ án hành chính là công tác trọng tâm, đột phá của ngành. Ngày 21/12/2022 TAND tối cao cũng ban hành Công văn số 217 nêu rõ nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết, xét xử án hành chính, đảm bảo chỉ tiêu công tác do Quốc hội giao.

Để công tác thụ lý, giải quyết án hành chính năm 2023 và các năm tiếp theo đạt hiệu quả cao, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao các chi tiêu của Quốc hội và Ngành giao, phát huy nội lực sẵn có và đáp ứng cao nhất đòi hỏi nhiệm vụ cũng như yêu cầu của cải cách tư pháp. Hai ngành, VKSND thành phố, Tòa án nhân dân thành phố thống nhất tổ chức Hội nghị liên ngành đánh giá kết quả công tác giải quyết án hành chính của hai cấp thành phố từ năm 2017 đến nay và Lễ ký kết Quy chế phối hợp công tác trong thụ lý, giải quyết án hành chính.

leftcenterrightdel
 Đại biểu tham dự Hội nghị. 

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Hoa, Trưởng phòng 10,  VKSND thành phố Hà Nội báo cáo kết quả công tác thụ lý giải quyết, kiểm sát án hành chính hai cấp thành phố Hà Nội từ năm 2017 đến nay.

Theo đó, lãnh đạo liên ngành VKSND – TAND thành phố đã quán triệt thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Tố tụng hành chính, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, quy chế công tác của mỗi ngành, Quy chế phối hợp công tác số 01/2013/QCLN/VKS-TA ngày 09/9/2013 giữa VKSND – TAND hai cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong việc giải quyết án và quản lý, chỉ đạo, điều hành. Qua đó, đảm bảo việc thụ lý, giải quyết án hành chính đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục pháp luật. Thẩm phán, Kiểm sát viên thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, đề xuất, quy định về lập, chuyển giao hồ sơ, tài liệu. Các báo cáo phục vụ các đoàn giám sát của Ủy ban tư pháp Quốc hội, báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế, Hội đồng nhân dân, các báo cáo công tác của mỗi ngành đều được xây dựng đảm bảo chất lượng, đầy đủ số liệu theo yêu cầu.

Về kết quả công tác thụ lý, giải quyết án hành chính của Tòa án hai cấp thành phố Hà Nội. Án hành chính sơ thẩm 2 cấp, tổng giải quyết 1.717 vụ án, tính từ ngày 1/10/2016, còn tồn 664 vụ án tính đến 30/3/2023.

Hành chính phúc thẩm, tổng giải quyết 315 vụ án tính từ ngày 01/10/2016, còn tồn 19 vụ án tính đến 30/3/2023.

leftcenterrightdel
Đồng chí Lưu Tuấn Dũng, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. 

Kết quả công tác kiểm sát án hành chính của VKS hai cấp thành phố Hà Nội, về kiểm sát trả lại đơn khởi kiện: VKSND hai cấp kiểm sát 146 thông báo trả lại đơn khởi kiện của TAND hai cấp. Quan điểm của VKSND hai cấp là thống nhất với nội dung và hình thức của 146 thông báo trả lại đơn khởi kiện.

Kiểm sát thụ lý vụ án: Tòa án hai cấp thụ lý tổng số 2.793 vụ án, đã giải quyết 2.156 vụ án, trong đó: đình chỉ 846 vụ (có 14 vụ án đình chỉ do đối thoại thành), xét xử 1.193 vụ án, nhập vụ án và chuyển thẩm quyền là 63 vụ án, còn tồn chưa giải quyết 664 vụ án, trong đó có 454 vụ án vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử theo Điều 109 Luật TTHC, VKS đã kiến nghị yêu cầu khắc phục.

Trong kỳ, Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu,  chứng cứ 36 vụ án và tham gia 6 cuộc đối thoại/6 vụ án do Tòa án cùng cấp tổ chức, thông qua đối thoại các đương sự hiểu rõ quy định của pháp luật, hạn chế khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.

Kiểm sát viên tham gia 1.193 phiên tòa, phiên họp của Tòa án cùng cấp (100%). Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phối hợp cùng với Hội đồng xét xử làm rõ tính có căn cứ hợp pháp của các Quyết định hành chính, hành vi hành chính. Về đường lối giải quyết vụ án giữa Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử về cơ bản thống nhất.

Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án: Kiểm sát 2.156 bản án, quyết định hành chính của Tòa. Qua kiểm sát phát hiện 34 vi phạm trong việc gửi bản án, quyết định của Tòa án.

Qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính từ 01/10/2016 đến tháng 01/2023, Viện kiểm sát hai cấp đã ban hành 7 kháng nghị, 54 kiến nghị. Các kiến nghị tập trung về thời hạn giải quyết các vụ án hành chính như: Vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án, 8 kháng nghị phúc thẩm tập trung vào các vi phạm về nội dung và thủ tục tố tụng của Tòa án trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án hành chính. Kết quả: Tòa án chấp nhận 54 kiến nghị, chấp nhận 6 kháng nghị và rút 1 kháng nghị do người khởi kiện rút kháng cáo.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Huy Mạnh, Viện trưởng VKSND huyện Sóc Sơn trình bày tham luận tại Hội nghị. 

Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên

Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giải quyết án hành chính, giải quyết dứt điểm các vụ án hành chính kéo dài, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng; Hai ngành Viện kiểm sát và Tòa án thành phố thống nhất đề ra các nhiệm vụ, giải pháp.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án hành chính, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội.

Tập trung giải quyết các vụ án hành chính bị kéo dài, quá thời hạn. Tăng cường công tác xét xử bằng hình thức trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về việc Tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe 4 bài tham luận.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Trần Thị Phương Hiền, Chánh án TAND quận Cầu Giấy trình bày tham luận. 

Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Ngô Hồng Sơn, Phó Viện trưởng VKSND thành phố Hà Nội đề nghị VKSND và TAND hai cấp của thành phố Hà Nội thực hiện một số nội dung công tác trong thời gian tới.

Trong đó, tập trung phối hợp để đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án hành chính, nhất là một số vụ án hành chính tồn đọng, kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết.

Hai ngành tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xét xử và công tác kiểm sát xét xử nhằm đảm bảo việc giải quyết án hành chính đúng quy định của pháp luật; các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được tôn trọng, bảo vệ. Hạn chế đến mức thấp án hành chính bị sửa, hủy.

Tăng cường xét xử trực tuyến các vụ án hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội cũng như chỉ đạo của TAND tối cao và VKSND tối cao. Việc tổ chức xét xử trực tuyến các vụ án hành chính có tác dụng đẩy nhanh tiến độ giải quyết án và tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như chi phí đi lại của các bên tham gia tố tụng.

leftcenterrightdel
Đồng chí Ngô Hồng Sơn, Phó Viện trưởng VKSND thành phố Hà Nội phát biểu bế mạc Hội nghị. 

Hai ngành tiếp tục quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác giải quyết án hành chính. Đồng thời, quan tâm đến việc ban hành các thông báo rút kinh nghiệm thông qua các vụ án bị cải sửa, hủy để chúng ta cùng rút kinh nghiệm chung, tránh mắc phải những lỗi tương tự.

Đối với án hành chính biệt phái phân công cho các đồng chí Thẩm phán, Kiểm sát viên trung cấp ở các quận, huyện: chúng tôi đề nghị các đồng chí tập trung giải quyết dứt điểm. Nếu có khó khăn, vướng mắc, các đồng chí báo cáo lãnh đạo VKSND, TAND thành phố để có hướng giải quyết;

Về việc thực hiện Quy chế phối hợp hai ngành trong công tác giải quyết án hành chính: Đề nghị hai ngành quán triệt đến cán bộ, công chức làm công tác giải quyết án hành chính của cả hai cấp TAND và VKSND. Định kỳ hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Quy chế.

Đồng chí Ngô Hồng Sơn, Phó Viện trưởng VKSND thành phố Hà Nội cũng đề nghị các sở, ngành của thành phố và UBND quận, huyện thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Nhất là việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, tham gia đối thoại, tham gia phiên tòa… giúp cho hai ngành VKSND và TAND hoành thành tốt  nhiệm vụ được giao.

leftcenterrightdel
Lễ ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa VKSND thành phố và TAND thành phố trong công tác thụ lý, giải quyết án hành chính. 
 
leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm tại trụ sở VKSND thành phố Hà Nội. 

 

 

Vũ Phương