Tham dự Lễ khai giảng có đại diện lãnh đạo, cán bộ Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao; các đồng chí Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Vũ Thị Hồng Vân, Mai Đắc Biên; trưởng, phó một số đơn vị, khoa, phòng thuộc nhà trường cùng toàn thể các học viên được cử đi học đang công tác tại các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, VKSND cấp cao và Viện kiểm sát quân sự…

leftcenterrightdel
Các đại biểu dự Lễ khai giảng lớp đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát khóa 29   

Theo báo cáo của lãnh đạo Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, khóa đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát 29 nhằm tạo nguồn bổ nhiệm Kiểm sát viên cho ngành Kiểm sát nhân dân đồng thời bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn về thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp cho các học viên là cán bộ đang làm việc tại các VKSND và VKS quân sự.

Từ mục tiêu đề ra, chương trình đào tạo nghiệp vụ được xây dựng gồm 6 học phần, đã được điều chỉnh, cập nhật nội dung các đạo luật mới được ban hành. Mỗi nội dung học phần sẽ do các giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo của Ngành giảng dạy thông qua phương pháp đào tạo kết hợp giữa giảng lý thuyết với trao đổi, thảo luận thực tiễn.

Theo chương trình, thời gian đào tạo của khóa học là 38 tuần trong đó 29 tuần học tập trung tại Trường, 6 tuần đi thực tập tại VKSND cấp huyện, 3 tuần ôn tập và thi tốt nghiệp.

leftcenterrightdel

TS. Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao giảng chuyên đề đầu tiên của khóa học

Ngay sau Lễ khai giảng, các học viên đã được nghe TS. Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Chủ tich Hội đồng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội giảng chuyên đề về: “Những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và VKSND trong tiến trình cải cách tư pháp”. Đây là chuyên đề nằm trong nội dung học phần I của chương trình đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát khóa 29.

NA-CN