leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao. Tham dự Hội nghị còn có đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng VKSND cấp cao tại Hà Nội; đại diện Lãnh đạo các đơn vị: Vụ 9, Vụ 10, Vụ 14, Vụ 16, Văn phòng; Cục 2 VKSND tối cao; đại diện Lãnh đạo Thành ủy; UBND TP Hải Phòng; VKSND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đại diện Lãnh đạo Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội; đại diện Lãnh đạo, công chức thuộc Viện cấp cao 1; đại diện Lãnh đạo, Trưởng phòng 9, phòng 10 và Chánh Văn phòng thuộc VKSND 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng VKSND cấp cao tại Hà Nội cho biết: Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 được thông qua, có hiệu lực thi hành đã kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính trước đây; là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa án nhân dân, VKSND nói riêng thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu, khách mời tham dự Hội nghị.

Tuy nhiên, thời gian qua, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật và một số văn bản hướng dẫn thi hành còn chung chung hoặc có những vấn đề mới, phát sinh từ thực tiễn nhưng chưa có quy định điều chỉnh. Điều đó dẫn đến tình trạng không thống nhất khi vận dụng các quy định có tính chất tương tự để giải quyết tình huống phát sinh.

Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến nhận thức và áp dụng không thống nhất giữa các địa phương, giữa các cấp Kiểm sát, Tòa án hoặc giữa các ngành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện cấp cao 1 phát biểu tại Hội nghị.

Việc tổ chức Hội nghị nhằm làm rõ những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật; từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo đã được vận dụng, đem lại hiệu quả trong thực tế.

Tại Hội nghị, đồng chí Lã Thị Tú Anh, Viện trưởng Viện 2 thuộc Viện cấp cao 1 trình bày Báo cáo về “Thực trạng các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật bị Tòa án nhân dân cấp cao sửa, hủy”.

leftcenterrightdel
Đồng chí Phạm Văn Hoà, Phó Viện trưởng Viện cấp cao 1 điều hành phần tham luận tại Hội nghị

Trong đó, nêu rõ thực trạng số vụ án TAND cấp cao tại Hà Nội đã hủy, sửa các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động. Theo đó, mặc dù tỉ lệ án bị hủy, sửa các năm gần đây có giảm đi nhưng việc hủy, sửa có lỗi của Viện kiểm sát vẫn còn khá cao. Các vụ án hủy, sửa xảy ra ở nhiều loại tranh chấp nhưng tập trung chủ yếu vẫn ở các dạng tranh chấp cơ bản như: tranh chấp đất đai, chia thừa kế (trong án dân sự), khởi kiện quyết định bồi thường, tái định cư (án hành chính), tranh chấp hợp đồng tín dụng (án kinh doanh thương mại). Việc hủy án do vi phạm tố tụng chiếm khoảng 20-30%, còn lại vi phạm về nội dung.

Báo cáo cũng nêu ra những khó khăn, vướng mắc, đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng huỷ, sửa các vụ, việc có lỗi của cơ quan tố tụng. Qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh Hội nghị.

Cũng tại Hội nghị, đại diện Lãnh đạo các Viện 1, 3, 4 thuộc VKSND cấp cao tại Hà Nội trao đổi khó khăn, vướng mắc của các đơn vị VKSND trong khu vực qua thực tiễn kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động.

Dưới sự điều hành của đồng chí Phạm Văn Hoà, Phó Viện trưởng Viện cấp cao 1, 4 tham luận của đại diện các VKSND TP Hà Nội, VKSND TP Hải Phòng, VKSND tỉnh Thanh Hóa, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc đã nêu ra một số kinh nghiệm, giải pháp thực tiễn trong giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao đánh giá cao công tác tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, chuẩn bị tốt nội dung để tổ chức Hội nghị của Viện cấp cao 1; đồng thời nhấn mạnh, việc tổ chức Hội nghị chuyên đề có ý nghĩa thiết thực để các Viện kiểm sát địa phương trong khu vực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

leftcenterrightdel
 Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối với 356 điểm cầu.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu VKSND các cấp cần chú trọng hơn nữa công tác tự đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại mỗi đơn vị; sắp xếp, bố trí cán bộ có kinh nghiệm phụ trách lĩnh vực theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra giữa các đơn vị để chấn chỉnh, phát hiện kịp thời những sai phạm, nếu có; tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động tố tụng, thu thập chứng cứ, xét xử, giải quyết các vụ án; chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết và quản lý án.

Đồng chí Nguyễn Quang Dũng yêu cầu VKSND cấp cao tại Hà Nội tổng hợp nội dung tham luận, các ý kiến phát biểu, thảo luận tại Hội nghị để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện bộ tài liệu chính thức gửi cho Viện kiểm sát cấp dưới trong phạm vi khu vực. Bên cạnh đó, Viện cấp cao 1 cần tiếp tục phát huy công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp dưới thông qua tổ chức Hội nghị, tạo điều kiện cho cán bộ, Kiểm sát viên có cơ hội được trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Bên cạnh đó, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, cán bộ làm công tác nghiệp vụ cần dành thời gian khai thác, nghiên cứu tài liệu Hội nghị, từ đó học hỏi, vận dụng những kinh nghiệm hay, cách làm phù hợp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Hưng Thịnh