Đó là một trong những góp ý của Đảng bộ VKSND tối cao đối với dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng liên quan đến kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới (Mục I dự thảo).

Theo đó, hầu hết các ý kiến tham gia đều nhất trí với đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII. Cụ thể, trong 5 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành quả quan trọng trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó những ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm được đánh giá đúng, rõ ràng, sát thực tế.

Tuy nhiên, các ý kiến đề nghị cần bổ sung nội dung về đẩy mạnh phát triển kinh tế số đến năm 2025, tầm nhìn 2030 và cụ thể bằng Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0; đặt ra mục tiêu cụ thể để chủ động và tận dụng có hiệu quả các cơ hội nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm khoảng 20% GDP; năm 2030 chiếm khoảng 30%.

Bên cạnh đó, trong phần hạn chế, khuyết điểm cần bổ sung thêm nội dung: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có mặt còn chủ quan, nóng vội, chưa ý thức đầy đủ tầm quan trọng và sự cần thiết của phản biện xã hội, sự tham gia ý kiến của nhân dân. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, của người lao động nhất là vùng sâu, vùng xa còn thấp và chưa được cải thiện đáng kể.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh cuộc họp của Ban Chấp hành Đảng bộ VKSND tối cao. (Ảnh minh họa)

Về tầm nhìn và định hướng phát triển (Mục II dự thảo), liên quan đến quan điểm chỉ đạo: Ở quan điểm chỉ đạo thứ nhất, bổ sung thêm nội dung “kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng”. Nội dung được sửa đổi, bổ sung cụ thể là: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Ở quan điểm chỉ đạo thứ hai, trong tình hình hiện nay, để tiếp tục phát triển nhanh, bền vững đất nước, nên bổ sung hai nội dung liên quan đến đoàn kết và công tác đối ngoại. Cụ thể: “...; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là động lực chủ yếu; thực hiện hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”.

Về mục tiêu phát triển: Mục tiêu cụ thể: Trong hai phương án dự thảo đã đưa ra, 100% các ý kiến lựa chọn phương án 1, lý do phù hợp với tiêu chí và sự phát triển của nước ta.

BVPL