(BVPL) - Ngoài việc nâng cấp tuyến đường sắt hiện có, Bộ GTVT đang phối hợp với Cơ quan hợp tác Nhật Bản (JICA) xây dựng phương án xây dựng tuyến đường sắt đôi khổ 1.435 m với tốc độ trên 200 km/h…

 
 
Khi hòa bình lập lại, tuyến đường cũng đã được nhà nước đầu tư nâng cấp nhưng chỉ nâng cấp nhà ga và thay một số tavet để tăng tốc độ chạy tàu. Tuy nhiên, tốc độ chạy tàu bình quân chỉ đạt khoảng 60 – 70km/h.
 
Trong khi Nhà nước chưa đủ nguồn lực để xây dựng đường sắt cao tốc, Bộ GTVT đã điều chỉnh để xây dựng đường sắt tốc độ cao trên 100 km/h.
 
Theo đó, hiện nay Bộ GTVT đang xây dựng 2 phương án song song.
 
Phương án 1 là tiếp tục nâng cấp hệ thống đường sắt hiện có để đảm bảo tốc độ chạy từ 90 – 110 km/h, để rút ngắn thời gian đi từ Hà Nội – TP.HCM, chỉ còn mất khoảng 15 – 17h đồng hồ.
 
Phương án này, theo ông Trường, hiện nay Bộ GTVT đang giao cho Tổng Công ty đường sắt VN cố gắng từ nay đến năm 2020 có thể bằng các giải pháp nâng cấp tavet đường ray, nhà ga, hệ thống thông tín hiệu để đáp ứng.
 
Bên cạnh đó, để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, Bộ GTVT cũng phối hợp với Cơ quan hợp tác Nhật Bản (JICA) xây dựng phương án xây dựng tuyến đường sắt đôi khổ 1.435 m với tốc độ trên 200 km/h.
 
Như vậy, với phương án này, sẽ xây dựng đường sắt đôi chạy khép kín và dùng chung cho cả tàu hàng và tàu khách.
 
“Hiện nay Tổng Công ty đường sắt VN cũng đang phối hợp để làm và sẽ báo cáo với Chính phủ trong thời gian tới”, ông Trường nói.
 
Về nguồn lực đầu tư, ông Trường cho hay, sẽ huy động nguồn vốn BOT của nhà thầu quốc tế cũng như các nhà thầu trong nước để có thể làm các đoạn, chứ không thể làm đồng loạt. Cố gắng đến 2030 có thể hoàn thiện.
 
Theo Vietnamnet