(BVPL) - Phương án xây dựng cầu Long Biên đang thu hút sự chú ý của dư luận. Trong số nhiều ý kiến hiện nay đều xoay quanh hai thái cực là bảo tồn nguyên gốc hay có phát triển. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, rất khó để có thể thỏa mãn cả hai tiêu chí này.
 


Nhưng khi phương án này được các cơ quan thẩm quyền thống nhất thì người dân tại các phố Nguyễn Trung Trực, Hàng Than, Quán Thánh gửi nhiều đơn thư khiếu nại với lý do, phương án này sẽ gây thiệt hại lớn cho họ. Sau nhiều lần họp bàn nhưng không thể giải quyết các vướng mắc, UBND TP.Hà Nội lại có văn bản đề nghị nghiên cứu phương án xây dựng cầu trùng với vị trí cầu và có phương án bảo tồn”.

Với hai phương án này mà Bộ GTVT đề xuất nêu trên, diện tích giải phóng mặt bằng (GPMB) ít nhất nên chi phí thực hiện giảm rất nhiều, tiến độ được đẩy nhanh, ít ảnh hưởng đến khu phố cổ. Bên cạnh đó, kết nối giao thông cho 2 làn xe ôtô bên cánh gà sẽ thuận lợi do tận dụng được các đường giao thông hai đầu cầu hiện có. Bên cạnh đó, kết nối giao thông đô thị với tuyến đường sắt đô thị số 2 (Nam Thăng Long – Thượng Đình) thuận tiện hơn các phương án khác. Tuy vậy, phương án này phải chấp nhận một thực tế là không thể giữ nguyên bản cầu Long Biên mà phải có những thay đổi nhất định về độ cao và kết cấu khi phải gia cố những nhịp đã bị hư hỏng, xập xệ và bảo đảm khẩu độ thông thuyền.

Nhiều ý kiến trái chiều

Nói về những tranh cãi xung quanh dự án này, GS.TS Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng: “Đây là câu chuyện không thể không gặp phải trong quá trình phát triển. Bản thân cầu Long Biên thực ra trong quá trình tồn tại cũng đã thay đổi, không còn là nguyên thể so với khi bắt đầu xây dựng năm 1902. Vì vậy theo tôi nên thực hiện phương án 2 và hoàn chỉnh cả 1.681 m (19 nhịp) ở giữa cho đường sắt đô thị, cánh gà cho ô tô với người đi bộ” – GS.TS khoa học Lã Ngọc Khuê kiến nghị.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội thì cho rằng, cầu Long Biên phải được coi là một di sản văn hóa của Việt Nam, cần được bảo tồn. “Nói đến việc này tôi nghĩ ngay đến đất nước Singapore. Trước đây vì nhu cầu phát triển họ đã phá bỏ một số kiến trúc cổ của người dân bản địa nhưng bây giờ họ đang thấy tiếc. Bất cứ ai đến du lịch Singapore giờ đều chỉ thấy shoping và những tòa nhà chọc trời, cái đó nó không mang giá trị về mặt văn hóa, du lịch. Chính vì vậy, tôi ủng hộ phương án của Bộ GTVT là tách cầu cũ ra để phục vụ nhu cầu văn hóa, du lịch và tách hẳn nhu khỏi cầu phục vụ giao thông. Nếu kết hợp cả hai mục tiêu này sẽ rất tốn kém và khó lòng mà bảo tồn được nguyên trạng”.

Trao đổi với phóng viên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, việc bảo tồn cầu Long Biên phải đi liền với phát triển. “Đến nay chúng tôi vẫn xác định nên lấy đúng tuyến đường sắt cũ trên cầu Long Biên để nâng cấp lên. Có mấy yếu tố thuận lợi với phương án này là vẫn giữ được kiến trúc của cầu Long Biên. Tuy nhiên kết cấu của cầu được nâng cao để đáp ứng thông thuyền. Cầu Long Biên hiện đã quá xuống cấp nên kiểu gì cũng phải sửa sang lại, kể cả khi xây cầu mới tách hẳn cầu cũ. Cần phải khẳng định là các phương án đưa ra luôn phải đặt trên quan điểm là bảo tồn có phát triển. Một cái nhà cũ nát, xập xệ không thể cứ giữ nguyên mãi được mà phải làm lại cái móng, thay đổi một số kết cấu thì mới vững chãi được. Nếu cứ yêu cầu giữ y nguyên thì không thể làm được. Hiện, các bên đã thống nhất với phương án cầu mới có vị trí đi đúng tim cầu cũ, chỉ có nghiên cứu tiếp về mặt kiến trúc để so sánh, cân nhắc rồi mới báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.
 

Hữu Bắc