Trước đó, vòng 1 của cuộc thi tổ chức tại 4 cụm thi đua và một khối ở VKSND tỉnh. Mỗi VKSND cấp huyện và các phòng 1,2 3,7 VKSND tỉnh cử một đội gồm 3 Kiểm sát viên, trong đó một người làm đội trưởng tham gia thi. Khối Hình sự VKSND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức cuộc thi "điểm", mời các VKSND huyện dự để rút kinh nghiệm chung.

Vòng 2 của cuộc thi tổ chức tại VKSND tỉnh, bao gồm 10 đội thi được tuyển chọn sau vòng 1. Cách thức, thể lệ của cuộc thi tương tự vòng 1. Trên cơ sở kết quả thi vòng 2, Ban Chỉ đạo sẽ chọn đội thi của VKSND tỉnh tham dự vòng Chung khảo toàn ngành Kiểm sát, gồm 3 cá nhân có sự thể hiện xuất sắc nhất.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh cuộc thi.

Phát biểu khai mạc cuộc thi, đồng chí Lê Văn Đông, Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh Hoá đánh giá cao tinh thần nghiêm túc, sự chuẩn bị bài bản, chất lượng của Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc và các đội thi trong việc thực hiện báo cáo án bằng sơ đồ tư duy tại vòng 1; mặc dù trong thời gian gấp, số lượng các đơn vị đông.

Đồng chí Viện trưởng nhấn mạnh: "Cuộc thi "Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy" mục đích không phải để chứng minh bản thân giỏi công nghệ mà đích đến là giải quyết vụ việc đảm bảo một cách nhanh nhất, khoa học nhất, hiệu quả tối ưu nhất. Cuộc thi không đặt nặng việc đánh giá kết quả, cũng không chê bai những phần thi còn hạn chế. Với tinh thần đó, các đồng chí phải hết sức thoải mái, luôn luôn lắng nghe, cầu thị, sáng tạo để có thể giúp nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Tới đây, chúng tôi sẽ chỉ đạo tiếp tục xây dựng Kế hoạch thi báo cáo án bằng sơ đồ tư duy cả lĩnh vực dân sự, hành chính..."

leftcenterrightdel
 Đồng chí Lê Văn Đông, Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh Hoá phát biểu khai mạc.

Khi bắt đầu cuộc thi, các đội tham gia thi tự chuẩn bị Laptop đã được cài đặt sẵn phần mềm Xmind để thao tác xây dựng sơ đồ tư duy và 1 USB (có dán tên đơn vị) để lưu bài dự thi. 

Đề thi là một vụ án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, thi hành án xong, được số hóa. Bài dự thi là Báo cáo đề xuất giải quyết trong giai đoạn truy tố bằng sơ đô tư duy. Sơ đồ tư duy phải thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản của vụ án; có tính logic, khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ; trình bày đẹp mắt, sáng tạo.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Phần thuyết trình của các thi sinh.

Yêu cầu đối với bài dự thi trình bày rõ ràng, sử dụng định dạng chữ Times New Roman, kích cỡ 14; ứng dụng phần mềm phong phú, sinh động, phù hợp với nội dung để thi. Phần mềm sử dụng để vẽ sơ đồ tư duy là Xmind. Ngôn ngữ thuyết trình bằng tiếng Việt, đơn giản, thông dụng, dễ hiểu, không sử dụng ngôn ngữ địa phuơng.

Cuộc thi là dịp để cán bộ, Kiểm sát viên trong tỉnh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về việc báo cáo án bằng sơ đồ tư duy, tích cực, sôi nổi trong việc nghiên cứu, tự học tập, tự đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn, từ đó nâng cao tính hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn công tác chuyên môn nghiệp vụ, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

leftcenterrightdel
 Giám khảo nhận xét và đưa ra câu hỏi cho thí sinh.

Mục đích cuộc thi nhằm tạo chuyển biến thực chất trong việc sử dụng sơ đồ tư duy báo cáo án ở VKSND tỉnh Thanh Hóa. Qua đó, tìm kiếm, phát hiện các điển hình xuất sắc áp dụng sơ đồ tư duy trong báo cáo án để hoàn thiện, mở rộng và hướng dẫn thực hành chung ở VKSND tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, góp phần đánh giá đúng thực tế năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ Kiểm sát viên để có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng. Cuộc thi được tổ chức một cách thực chất, hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác.

Theo lãnh đạo VKSND tỉnh Thanh Hoá, Cuộc thi "Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy" là nhiệm vụ “trọng tâm, đột phá” về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Thanh Hóa năm 2024. Việc triển khai và kết quả Cuộc thi là một trong những tiêu chí đánh giá phong trào thi đua năm 2024 của các đơn vị trong Ngành.

Đinh Huê