Trả lời về vấn đề này, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP HCM) có ý kiến như sau: Xây dựng không phép là hành vi của tổ chức, cá nhân khi khởi công xây dựng mà không có giấy phép xây dựng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp được miễn. 

Xây dựng trái phép (sai phép) là hành vi của tổ chức, cá nhân khi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng đã được UBND cấp huyện, cấp tỉnh cấp.

leftcenterrightdel
 Luật sư Diệp Năng Bình.

Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, việc tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng bị phạt tiền như sau:

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại nông thôn.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

Phạt tiền từ 300 - 350 triệu đồng đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng hoặc xây dựng công trình thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP (mức phạt này áp dụng đối với tổ chức).

Lưu ý: Các hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng, gồm:

Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.

Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng.

Xây dựng công trình sai cốt xây dựng.

Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này).

Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

leftcenterrightdel
 Công ty LDG xây trái phép 488 căn nhà.

* Biện pháp khắc phục hậu quả:

Theo khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, ngoài mức phạt tiền trên thì còn bị áp dụng biện khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ nhà ở nếu vi phạm đã kết thúc (đã xây xong).

Đối với nhà ở xây dựng không phép mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:

Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân vi phạm không được cấp giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Luật sư Đặng Văn Cường -Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), chỉ xử phạt hành chính và cho tồn tại là chưa thỏa đáng và có thể tạo ra những tiền lệ xấu, khinh thường pháp luật.

Như vậy, Công ty LDG có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như xây dựng trái phép, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai, vi phạm quy định về bảo vệ rừng vi phạm các quy định về đầu tư, xây dựng và các quy định pháp luật về luật nhà ở. 
Nếu chỉ xử phạt vài trăm triệu đồng trong khi số tiền thu lời hàng chục tỷ đồng, gây hệ lụy xấu cho xã hội thì việc áp dụng chế tài như vậy là còn nương tay và chưa đánh giá hết mức độ sai phạm của doanh nghiệp này cũng như của cơ quan, đơn vị quản lý.

leftcenterrightdel
 Luật sư Đặng Văn Cường.

Dựa trên quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản pháp luật có liên quan, địa phương nào cũng có cơ quan quản lý về đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư... 

Các văn bản pháp luật quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý đất đai, quản lý xây dựng, quản lý nhà ở và trong lĩnh vực đầu tư. 

Tuy nhiên, Nnếu phạt để cho tồn tại thì sẽ tạo ra một tiền lệ xấu trong việc áp dụng pháp luật, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Nhưng nếu căn cứ vào các quy định của pháp luật để áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc  Công ty LDG tháo dỡ công trình vi phạm thì thiệt hại rất lớn. Đặc biệt lỗi của cơ quan quản lý, gây lãng phí tiền của trong xã hội.  

Vì vậy, hậu quả do hành vi xây dựng trái phép, buông lỏng quản lý xây dựng là hoàn toàn có thể thấy được, thấy trước và thấy rõ. 
Trong vụ việc này, không thể không xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có sai phạm trong việc quản lý đất đai, xây dựng ở địa phương.

Một nội dung quan trọng là cơ quan chức năng xác định Công ty LDG còn vi phạm quy định về bảo vệ rừng, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở trái phép. Những hành vi này là vi phạm pháp luật về đất đai, vi phạm về luật lâm nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Với những chế tài hiện nay, những hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, theo thông tin ban đầu thì Công ty LDG đã bán, nhận tiền đặt cọc của rất nhiều tổ chức, cá nhân. Nếu trong các giao dịch này mà có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hoàn toàn có thể khởi tố những người đã bán 488 căn nhà Công ty LDG xây dựng trái phép về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc tội "Lừa dối khách hàng". 

 

 

Lưu Ly