leftcenterrightdel
 Cơ quan An ninh điều tra tống đạt quyết định khởi tố một đối tượng.

Trước đó, ngày 29/8, TAND tỉnh Sơn La đã ra quyết định đưa vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh này ra xét xử sơ thẩm vào ngày 16/9 tới đây.

Trước đó, Tỉnh ủy Sơn La cũng đã yêu cầu số cán bộ đảng viên có con nằm trong danh sách thí sinh được nâng điểm ở Sơn La phải làm báo cáo giải trình.

Liên quan đến gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, Bộ GD&ĐT nhận thấy còn có những thiếu sót về công tác xây dựng, ban hành văn bản và chỉ đạo tổ chức kỳ thi; công tác tập huấn, quán triệt quy chế thi; công tác tổ chức chấm trắc nghiệm và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Căn cứ các quy định của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với công chức, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thông báo xem xét kỷ luật đối với 13 người thuộc Bộ này.

8 bị can được đưa ra xét xử về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 BLHS gồm: Trần Xuân Yến (nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La), Lò Văn Huynh, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Nga (Trưởng phòng, Phó phòng và Chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Sơn La), Đặng Hữu Thủy (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu), Cầm Thị Bun Sọn (Phó Trưởng phòng chính trị tư tưởng Sở GD&ĐT Sơn La), Đỗ Khắc Hưng (nguyên Trung tá) và Đinh Hải Sơn (nguyên Thiếu tá, cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La).

Tại kỳ thi THPT quốc gia 2018, 8 bị can nêu trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, câu kết với nhau thực hiện hành vi rút bài thi trắc nghiệm sửa, nâng điểm cho 44 thí sinh.

Hội đồng xét xử gồm 5 người do Thẩm phán Quản Hữu Chiến là chủ tọa. Đại diện cơ quan giữ quyền công tố tại tòa là 2 Kiểm sát viên Lê Thị Thu Hà và Nguyễn Văn Thành.

Phụ huynh của 44 thí sinh thuộc danh sách được "nâng điểm", nhiều người giữ vị trí lãnh đạo như Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc VNPT,  Phó Chủ tịch UBND TP.Sơn La, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai...

Xuân Hưng