Đồ chơi học chữ xuất xứ Trung Quốc dạy trẻ nói ngọng
Cập nhật lúc 11:10, Thứ ba, 17/09/2013 (GMT+7)
Khuyết tật về cơ thể đáng sợ, khuyết tật về ngôn ngữ cũng đáng sợ không kém. Càng đáng sợ hơn khuyết tật đó lại bị tạo ra bởi vì thiếu cảnh giác với đồ chơi giáo dục xuất xứ từ Trung Quốc. (Trung Quốc, đồ chơi, học chữ)
Khuyết tật về cơ thể đáng sợ, khuyết tật về ngôn ngữ cũng đáng sợ không kém. Càng đáng sợ hơn khuyết tật đó lại bị tạo ra bởi vì thiếu cảnh giác với đồ chơi giáo dục xuất xứ từ Trung Quốc.
Điều đáng bàn hơn, một số công ty tại Việt Nam không tự sản xuất đồ chơi giáo dục như thế này mà qua Trung Quốc đặt hàng rồi dán nhãn mác công ty mình. Khi bán vào thị trường Việt Nam có giá rất cao nhưng trong sản phẩm đó tuy khắc phục được nhưng lỗi phát âm phân biệt các chữ gần giống âm như “r, d” lại không được phân biệt rõ ràng. Thậm chí, hỏi một chữ những đáp án một chữ khác...
Nếu đồ chơi có độc tố khi dùng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em, người dùng Việt Nam sẽ chú ý cảnh giác hơn, nhưng nếu là đồ chơi giáo dục thì dường như người Việt lại dễ bỏ qua lỗi tưởng như nhỏ này. Tuy nhiên, thói quen phát âm sai lại sẽ là một di hại khá lớn với các em. Nó không chỉ làm cho nhà trường, gia đình mất nhiều công sức sửa chữa mà còn khiến cho các em tự ti, thiếu tự tin để lựa chọn công việc mình yêu thích.
Anh Đặng Quang Vinh (Thạc sĩ CNTT) là người đã từng bị ngọng một số âm tiết, cho biết: “Khi học thạc sĩ tôi vẫn còn ngọng, đi ăn phở tôi không dám gọi chanh mà gọi quất. Vì tôi không phát âm được từ chanh, mà phát âm thành “chăn”. Gần đây tôi mới chữa được, khi chữa được tôi mừng đến rơi nước mắt. Vậy mấy chục năm trời tôi cứ sống chung với nó. Điều này khiến tôi tự ti không dám nói chuyện, tự ti không dám lựa chọn nghề giáo... Khuyết tật phát âm đã khiến tôi khổ sở như vậy đó.
Khuyết tật này do thói quen, nếu bị tiếp xúc người phát âm sai, dụng cụ phát âm sai, trẻ em cũng rất dễ có thói quen phát âm sai. Tôi rất mong bà con mình cảnh giác khi mua đồ chơi dạy chữ do Trung Quốc sản xuất để trẻ em không phải rơi vào hoàn cảnh của tôi ngày nhỏ”.
Chia sẻ trên đây cho thấy: Khuyết tật về ngôn ngữ cũng di hại không kém gì khuyết tật về cơ thể. Mà khuyết tật ngôn ngữ lại không phải do vùng miền, không phải do bẩm sinh mà do sử dụng đồ chơi giáo dục xuất xứ Trung Quốc gây ra thì đúng là điều đáng tiếc.
Theo Infonet
.