Thời gian qua, trong quá trình chứng thực giấy tờ của người dân, bộ phận “một cửa” của một số địa phương đã phát hiện nhiều loại giấy tờ giả. Từ những phát hiện này đã giúp ngành chức năng lật tẩy được các mánh khóe của nhiều đối tượng chuyên dùng hồ sơ giả để lừa đảo, chiếm dụng tài sản của người khác.

 


Trong khi đó, anh Võ Huỳnh Long, cán bộ địa chính xây dựng, phụ trách bộ phận “một cửa” phường An Phú chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc phát hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) giả: “Để trục lợi, thời gian qua nhiều người đã dùng GCNQSDĐ giả đến đơn vị công chứng, làm hồ sơ chuyển nhượng đất với mục đích lừa gạt đối tác và đã bị chúng tôi phát hiện và chuyển vụ việc đến cơ quan điều tra. Theo kinh nghiệm của anh Long, GCNQSDĐ giả thì phôi giấy khác xa phôi giấy GCNQSDĐ được cơ quan chức năng cấp. Để nhận diện được các chữ ký, mộc dấu của các lãnh đạo sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh theo từng thời gian, anh Long đã chụp ảnh và lưu vào “bộ sưu tập” để đối chiếu. Nhờ vậy, thời gian qua anh đã phát hiện nhiều vụ làm giấy tờ giả. Năm 2014, anh đã phát hiện đối tượng Tống Đình V. (SN 1954, quê Sóc Trăng) dùng GCNQSDĐ giả để sao y chứng thực. Mở rộng điều tra vụ án, Công an TX.Thuận An đã phanh phui nhiều phi vụ làm giấy tờ giả trước đó do đối tượng này tổ chức và bắt giữ thêm 2 đối tượng trong đường dây làm bằng cấp giả, gồm: Trần Văn B. (SN 1985, quê HàTĩnh) và Nguyễn Văn M. (SN 1985, quê Thanh Hóa).

Đủ mánh khóe nhằm qua mắt “một cửa”

Ông Nguyễn Ngọc Ẩn, Chủ tịch UBND phường An Bình (TX.Dĩ An) cho biết, trong năm 2014, đơn vị đã tiếp nhận trên 36.000 bản sao văn bằng, giấy tờ, hồ sơ các loại của gần 20.000 lượt người đến yêu cầu sao y chứng thực, qua đó, bộ phận “một cửa” của phường đã phát hiện 23 trường hợp dùng giấy tờ giả. Theo ông Ẩn, để đạt được chất lượng trong công việc, thời gian qua, địa phương đã tạo điều kiện cho cán bộở bộ phận “một cửa” dự lớp tập huấn tư pháp cấp xã, phường để phục vụ công tác chuyên môn. Anh Nguyễn Đức Lợi, cán bộbộ phận “một cửa” của phường cho biết: “Do tiếp nhận nhiều hồ sơ có liên quan đến việc khám sức khỏe nên chúng tôi đã quá quen với chữ ký, dấu mộc của bác sĩTrần Văn Trường ở Bệnh viện Quân đoàn 4. Vìvậy, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều người giả chữ ký của bác sĩ Trường để “tự chế” giấy khám sức khỏe. Để phân loại giả, thật đối với những giấy tờ có dấu mộc, chúng tôi nhìn vào độ sắc nét của con dấu, chữ ký mẫu. Có khi giấy tờ, hồ sơ đó được cấp ở ngoài tỉnh, chúng tôi nghi ngờ là “hàng giả” nên phải tìm cách kết nối liên lạc để xác minh trước khi công chứng”.

Nói về việc phát hiện bằng cấp giả, anh Nguyễn Đức Lợi cho biết, đối với bằng đại học, cao đẳng, trung cấp… giả được “chế tác” từ photoshop thì tiêu đề bằng cấp và quốc huy không có độ sắc nét; đặc biệt tem của loại bằng này rất mờ, khi dùng mắt nhìn nghiêng ngược chiều ánh sáng chỉ có 1 màu trắng. Ngược lại, đối với tem “3 D” của Bộ Giáo dục thì có nhiều màu sắc lóng lánh. Bằng góc nhìn “nghiệp vụ” này, ngày 6-3-2015, anh Lợi đã phát hiện Lê Thị Minh T. (quê Đắc Lắc) sử dụng bằng đại học giả đến yêu cầu bộ phận “một cửa” phường An Bình công chứng để xin việc. Sau khi bị phát hiện, chị T. đã bị lập biên bản xử lý.

 

Theo Báo Bình Dương

.