VKSND huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) vừa tổ chức mô hình “Phiên tòa giả định” tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú, xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích”.

leftcenterrightdel
 VKSND huyện Đăk Glei tổ chức mô hình “Phiên tòa giả định” để tuyên truyền pháp luật.

Dự phiên tòa, có lãnh đạo VKSND, lãnh đạo huyện đoàn Sa Thầy và Ban giám hiệu Nhà trường cùng đông đảo học sinh của các khối từ lớp 10 - 12 đến theo dõi. 

Phiên tòa giả định tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự đối với “bị cáo” Nguyễn Hồng P. (SN 2006), có hành vi “Cố ý gây thương tích”, dẫn đến hậu quả chết người, quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 134 BLHS.

leftcenterrightdel
  Toàn cảnh "Phiên tòa giả định”.

Tình huống đưa ra là do nghi ngờ P. đánh em mình, nên bị hại đã tìm gặp và đánh P. hai lần. Vì quá bực tức nên P. rút con dao bấm trong cặp sách ra đâm 1 nhát vào đùi trái của nạn nhân. Hậu quả, nạn nhân tử vong trước khi đến bệnh viện.

Tại phiên tòa, "bản luận tội" của đại diện VKSND huyện Sa Thầy, các ý kiến tranh luận của hội đồng xét xử, luật sư, trợ giúp viên pháp lý đã làm rõ, bản chất vụ án, giúp các em học sinh nhận thức rõ về hành vi “cố ý gây thương tích”, gây nguy hiểm đến tính mạng con người, đồng thời pháp luật quy định xử lý rất nghiêm khắc với hành vi trên.

Thầy A Wũ, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay, để phiên tòa giả định mang lại hiệu quả, các thành viên tham gia phiên tòa đều là đoàn viên, thanh niên của Chi đoàn Viện kiểm sát và Công an huyện Sa Thầy. Bên cạnh đó, nội dung, diễn biến phiên tòa dựa theo tình huống có thật đã xảy ra trong cuộc sống.

leftcenterrightdel
 Dự phiên tòa, có lãnh đạo VKSND, lãnh đạo huyện đoàn Đăk Glei và Ban giám hiệu Nhà trường cùng đông đảo học sinh của các khối từ lớp 10 - 12 đến theo dõi. 

“Với lập luận sắc bén, có lý, có tình của HĐXX, "bị cáo" đã nhận thức rõ hành vi của mình và tỏ ra ăn năn, hối lỗi, qua phiên tòa giả định giúp các em nâng cao hiểu biết, nhận thức về pháp luật, từ đó điều chỉnh hành vi trong giao tiếp” – thầy A Vũ chia sẻ.

Còn theo thầy giáo Nguyễn Văn Trung, Bí thư Đoàn trường, phiên tòa giả định là hình thức tuyên truyền pháp luật trực quan, sinh động, dễ hiểu, là cách làm hay, giúp mềm hóa, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với học sinh cần được nhân rộng.

Trước đó, Chi đoàn khối pháp chế huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum cũng phối hợp cùng Đoàn Trường THPT Lương Thế Vinh tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường”.

leftcenterrightdel
  Phiên tòa giả định với chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường” tại huyện Sa Thầy.

Phiên tòa giả định được VKSND huyện Đăk Glei xây dựng dựa trên vụ án về tội “Cố ý gây thương tích”, theo quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Tham dự phiên toà có các lãnh đạo của VKSND, TAND, Chi cục THADS huyện Đăk Glei cùng Ban Giám hiệu, toàn thể quý thầy cô là giáo viên các trường. Đặc biệt, còn có sự tham gia của hơn 500 bạn đoàn viên thanh niên Đoàn trường THPT Lương Thế Vinh và Toàn trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Đăk Glei tham gia.

Theo đó, những người tham dự được theo dõi trực tiếp phiên tòa giả định tái hiện lại tình huống hai nhóm học sinh nam gây gổ, đánh nhau vì những mâu thuẫn thường gặp trong tuổi học trò, từ đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Nội dung phiên tòa giả định được xây dựng sinh động, sát với thực tế, quy trình, diễn biến phiên tòa được diễn ra theo đúng trình tự thủ tục trong tố tụng hình sự, cũng như các điều luật được áp dụng trong từng tình huống.

leftcenterrightdel
 Phiên tòa giả định được VKSND huyện Sa Thầy xây dựng dựa trên vụ án về tội “Cố ý gây thương tích”.

Cũng tại phiên tòa giả định, Chi đoàn khối pháp chế đã tổ chức tuyên truyền đến các đoàn viên, học sinh qua hoạt động giao lưu, trả lời câu hỏi trắc nghiệm về pháp luật xoay quanh nội dung phiên tòa giả định, liên quan đến phòng chống bạo lực học đường và một số nội dung khác như về an toàn giao thông, ma túy và tác hại của rượu bia...

Thông qua phiên toà giả định đã tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên và các thầy cô giáo có thêm nhiều kiến thức về pháp luật. Đặc biệt, hiểu biết được nh

ững quy định cụ thể về cố ý gây thương tích, an toàn giao thông, ma túy và những hình phạt tương ứng. Từ đó, giúp các em nâng cao ý thức trong việc chấp hành pháp luật, có thêm nhiều kinh nghiệm để bảo vệ chính bản thân mình và giúp đỡ mọi người xung quanh./.

PV-Phúc Hòa-Tố Nhi