Bảo đảm thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt
Theo đó, công văn nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao vai trò, trách nhiệm của VKSND trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, chú trọng áp dụng các biện pháp theo quy định nhằm bảo đảm thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt. Công văn cũng nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm: Đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết số 96/2013/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội và các chỉ tiêu nghiệp vụ của ngành KSND liên quan đến công tác THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án kinh tế. Tiếp tục tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ, kịp thời hoạt động điều tra nhằm bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm.
|
|
Đại diện Viện Kiểm sát nêu quan điểm tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Tại vụ án này, tổng số tiền cơ quan tố tụng thu hồi được là 8.845 tỉ đồng. |
Tăng cường các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án kinh tế, hạn chế các trường hợp gia hạn điều tra, nhất là gia hạn điều tra lần thứ ba. Quản lý chặt chẽ các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ; thực hiện nghiêm việc theo dõi, đánh giá, kiểm điểm và báo cáo chuyên đề “Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, bị can do không phạm tội và đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự”, không bỏ lọt tội phạm trong việc đình chỉ giải quyết vụ án, đình chỉ bị can.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của VKSND trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, chú trọng áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm bảo đảm thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.
VKSND cấp tỉnh thường xuyên theo dõi, quản lý công tác THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án kinh tế của VKS cấp dưới; xác định những đơn vị, khâu công tác còn hạn chế hoặc có khó khăn, vướng mắc để hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời…
Phối hợp ngăn ngừa việc tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản.
Theo đó, để hoàn thành tốt khâu công tác này, cần tập trung thực hiện những nội dung cụ thể sau: Trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố các vụ án kinh tế: Kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết nguồn tin tội phạm về các hành vi có dấu hiệu tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; tội phạm về môi trường; các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phát sinh từ việc ký kết hợp đồng kinh tế liên quan đến pháp nhân của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các cơ quan chức năng khác theo quy định của pháp luật. Chủ động thực hiện tốt hơn quyền công tố trong giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, bảo đảm kiểm sát chặt chẽ 100% việc giải quyết nguồn tin về tội phạm kinh tế, thực hiện tốt nhiệm vụ chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm ngay từ giai đoạn này. Tăng cường, chú trọng kiểm sát việc giải quyết các nguồn tin về tội phạm mới liên quan đến “tín dụng đen”, sử dụng công nghệ cao, tội phạm liên quan đến pháp nhân.
|
|
Bị cáo Nguyễn Bắc Son trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án. |
Kịp thời phát hiện, yêu cầu kiểm tra, xác minh tài sản của các đối tượng có dấu hiệu tội phạm về kinh tế, áp dụng các biện pháp để kịp thời ngăn chặn đối tượng tẩu tán tài sản. Quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 9/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan Bảo vệ Pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc và các Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường trách nhiệm công tố, chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm. VKSND cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác THQCT, KSĐT các vụ án kinh tế… Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của VKSND trong công tác phát hiện, điều tra, xử lý có hiệu quả tội phạm về kinh tế, nhất là việc xác định hành vi phạm tội, tội danh, hậu quả tội phạm, đối tượng xử lý. Tăng cường áp dụng các biện pháp để thực hiện việc kê biên, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế; kịp thời yêu cầu xác minh, phối hợp chặt chẽ với CQĐT trong việc áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của các đối tượng để ngăn ngừa việc chuyển nhượng, che giấu, tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản.
Chủ động phối hợp với CQĐT tiến hành rà soát, quản lý, kiểm sát chặt chẽ các vụ án kinh tế tạm đình chỉ… Về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế: Nâng cao kỹ năng, chất lượng các hoạt động xét hỏi, tranh tụng của Kiểm sát viên tại các phiên tòa hình sự; trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm chắc nội dung vụ án, các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, dự kiến các vấn đề cần hỏi, nội dung cần tranh luận và đối đáp, các tình huống tố tụng có thể phát sinh tại phiên tòa; tiếp tục thực hiện việc công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa. Hạn chế thấp nhất các trường hợp Tòa án tuyên khác tội danh VKSND đã truy tố; không để xảy ra việc Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội.
Đối với các vụ án kinh tế phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, lãnh đạo đơn vị chủ động báo cáo xin ý kiến cấp ủy địa phương trong việc xử lý đối với các đảng viên giữ chức vụ, lãnh đạo; lựa chọn Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm để THQCT, KSXX sơ thẩm vụ án... Các vụ án có quan điểm khác nhau về giám định, định giá tài sản..., Kiểm sát viên phải yêu cầu triệu tập người giám định, người định giá tài sản đến phiên tòa để làm rõ.
Thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp giữa VKS cấp trên với VKS cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do VKS cấp trên THQCT, KSĐT và truy tố, phân công cho VKS cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm; VKS địa phương chủ động phối hợp với Vụ 3 tham gia THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm các vụ án kinh tế do cấp Trung ương điều tra, truy tố chuyển TAND địa phương xét xử; phân công Kiểm sát viên THQCT, KSĐT khi có văn bản đề nghị của Vụ 3; phối hợp với Kiểm sát viên biệt phái của Vụ 3 THQCT, KSXX sơ thẩm các vụ án kinh tế đúng quy định của pháp luật.