Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao dự và chỉ đạo Hội thảo; Tiến sĩ Lại Viết Quang, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; ông Takeshi Matsumoto, đại diện UNODC chủ trì Hội thảo.

Hội thảo có đại diện các chuyên gia quốc tế đến từ các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Úc và một số khách mời đến từ một số đơn vị nghiệp vụ VKSND tối cao, 10 VKSND các tỉnh, thành phố (Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh...) và các chuyên gia trong, ngoài Ngành.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: TH 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sĩ Trần Công Phàn đã trình bày tổng quan về phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em hiện nay tại Việt Nam, nguyên nhân, kết quả xử lý tội phạm này của VKS, tình hình xây dựng pháp luật, chính sách bảo vệ trẻ em và sự phối hợp của các cơ quan chức năng.

Đại diện UNODC - ông Takeski Mutsumoto, chuyên gia phòng ngừa tội phạm và tư pháp hình sự khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương phát biểu nhấn mạnh: UNODC hoạt động trong lĩnh vực tư pháp cho trẻ em dựa trên ba trụ cột củng cố lẫn nhau: Thu thập dữ liệu, nghiên cứu và phân tích;  công việc quy phạm và công việc vận hành. Trong đó, công việc vận hành là thành lập Chiến lược, mô hình và các biện pháp thực tiễn của Liên Hợp quốc về xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm và tư pháp hình sự, được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua vào tháng 12 năm 2014.

Ông Takeski Mutsumoto cũng lưu ý, Chiến lược mô hình của Liên Hợp quốc hướng dẫn cho các quốc gia nhằm xây dựng và củng cố một hệ thống tư pháp phù hợp hơn để ngăn chặn và ứng phó hiệu quả với bạo lực đối với trẻ em, kể cả khai thác tình dục trẻ em; sự cần thiết của các chiến lược phòng, chống bạo lực và bảo vệ trẻ em thích hợp, và một mặt là vai trò bổ sung của hệ thống tư pháp và vai trò của bảo vệ trẻ em.

 Hội thảo đã được nghe các tham luận: Tình hình xâm hại tình dục trẻ em, xu hướng và nhân tố ảnh hưởng trong khu vực; tội xâm phạm trẻ em trong những năm gần đây tại Việt Nam; Giới thiệu về công nghệ và internet liên quan đến loại tội phạm này; chứng cứ điện tử trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; mối quan hệ giữa dữ liệu điện tử và các nguồn chứng cứ khác trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; chứng cứ là dữ liệu điện tử và những vấn đề cần lưu ý trong thu thập dữ liệu điện tử phục vụ điều tra tội phạm xâm hại tình dục trẻ em qua internet....

Hội thảo cũng chia sẻ các kinh nghiệm điều tra, phát hiện, xử lý, đánh giá và sử dụng chứng cứ điện tử để giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em.

Hương Nguyên