Hiện lượng CO2 trong không khí đang vượt mức độ cho phép một cách nghiêm trọng, đe dọa Trái đất và khiến con người có nguy cơ ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong.
 
gh
Việc sử dụng quá nhiều các nguồn tài nguyên hóa thạch làm chất đốt, trải dài trong nhiều năm, khiến CO2 dày đặc trong không khí. Nguồn: Internet.
 
Được biết, lượng khí CO2 trên Trái Đất năm 2017 đo được đang tăng cao đến mức kỷ lục: Ở mật độ 410 ppm. Với mật độ cao tồi tệ này, các chuyên gia khí tượng cảnh báo, lượng CO2 trong không khí đang cao khủng khiếp trong lịch sử hàng chục triệu năm của Trái Đất. Nếu tiếp tục phát thải khí CO2 vào không khí theo đà này, thì đến năm 2050 hành tinh của chúng ta đang "ủ" lượng khí cacbonic khổng lồ nhất trong 50 triệu năm trở lại đây.
 
Năm 1958 - năm đầu tiên con người thực hiện đo mật độ CO2 trong khí quyển cho tới nay thì đây là lần đầu tiên các chuyên gia ghi được mức khí cabonic khổng lồ trong khí quyển như vậy. Trong thời gian trước đó, nếu như mật độ CO2 là 313 ppm đã khiến giới khoa học lo lắng, thì đến năm 2013, con số đã tăng lên 400 ppm. Và qua 4 năm, lượng khí CO2 trên Trái Đất năm 2017 đã đạt 410,28 ppm. 
 
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sử dụng quá nhiều các nguồn tài nguyên hóa thạch làm chất đốt, trải dài trong nhiều năm, khiến CO2 dày đặc trong không khí. Bên cạnh đó, dân số thế giới ngày càng nhiều, kéo theo các hoạt động sinh hoạt, giao thông cũng góp phần làm tăng khí CO2.
 
Các nhà khoa học cảnh báo, CO2 tuy không có độc nhưng nếu lượng khí này vượt ngưỡng cho phép, nó sẽ có tác động không tốt đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn hoạt động cơ, làm mất trí và tử vong vì ngạt thở. Được biết, CO2 là một trong những khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đẩy mạnh sự nóng lên toàn cầu gây biến đổi khí hậu.
 
Trong quá khứ, biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây nên cái chết của hàng trăm người ở châu Âu. Vào năm 2003, nắng nóng và sốc nhiệt khiến 506 người Paris (Pháp) và 315 người ở London (Anh) thiệt mạng.
 
Nhà nghiên cứu về biến đổi khí hậu cho biết, cứ mỗi phút, có hơn 180 kg khí hydro và gần 3 kg khí heli bốc hơi từ khí quyển Trái Đất vào vũ trụ. Điều này có thể gây ra thay đổi lớn trong thành phần khí quyển Trái Đất, khiến cho sự sống không thể tồn tại. Trong tương lai, bề mặt hành tinh sẽ trở nên khô cằn và đỏ quạch như trên sao Hỏa.
 
Có một giả thuyết cho rằng, sao Hỏa trước đây cũng có hệ thống khí hậu tương tự như Trái Đất, có thể trở thành ngôi nhà cho các dạng sống hình thành và phát triển. Tuy nhiên, hành tinh trải qua quá trình thất thoát khí quyển mạnh mẽ, trong đó khí hydro biến mất trong vũ trụ và khí oxy còn sót lại biến hành tinh thành màu đỏ thông qua phản ứng oxy hóa với kim loại trên mặt đất.
 
Thùy Hương (t/h)