Tinh chất mầm đậu nành: Nguy hiểm là có thật
Cập nhật lúc 01:22, Thứ sáu, 01/04/2016 (GMT+7)
Những kết quả nghiên cứu khẳng định isoflavone có trong đậu nành có thể gây ảnh hưởng đến tuyến giáp, có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư, ngăn cản việc hấp thu vitamin và không có tác dụng cải thiện các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm của tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ… đều là những nghiên cứu chính xác có cơ sở. ( mầm đậu nành, tinh chất mầm đậu nành, đậu nành)
(BVPL) - Những kết quả nghiên cứu khẳng định isoflavone có trong đậu nành có thể gây ảnh hưởng đến tuyến giáp, có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư, ngăn cản việc hấp thu vitamin và không có tác dụng cải thiện các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm của tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ… đều là những nghiên cứu chính xác có cơ sở.
Trong nghiên cứu này, khi khảo sát tác dụng của chất genistein, một chất trong tinh chất mầm đậu nành được xác định là tác nhân gây ung thư vú và một hỗn hợp isoflavones đậu nành, trên bệnh nhân ung thư vú có di căn trong xương, bằng cách dùng mẫu ung thư thực nghiệm tế bào xử lý ở chuột. Tiêm lượng tế bào vào xương chày của chuột để gây ra u nhỏ trong xương. Isoflavones đậu nành được bổ sung trong chế độ ăn AIN-93G liều 750 mg/kg và được bổ sung suốt 3 tuần trước và 3 tuần sau khi tiêm tế bào. Chụp sinh ảnh (Bioluminescent imaging) được thực hiện vào các ngày 2, 6, 8, 16 và 20 sau khi tiêm và kết quả cho thấy isoflavones đậu nành làm tăng trưởng di căn nhỏ trong xương từ ngày thứ 8.
Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn có tinh chất mầm đậu nành kích thích sự hình thành di căn phổi và tăng biểu hiện protein trong những bướu di căn này. Trong phòng thí nghiệm, isoflavones trong đậu nành thể hiện tác dụng có giới hạn trên sự tăng trưởng, di động hay xâm lấn của tế bào. Do đó, trên sinh vật, tác dụng kích thích có thể cũng tương tự nhờ vào tác dụng hệ thống giữa ký chủ và isoflavones đậu nành.
“Tóm lại, isoflavones có trong tinh chất mầm đậu nành kích thích ung thư vú có di căn ở chuột và cần nghiên cứu thêm trên chế độ ăn những bệnh nhân ung thư còn sống” - nghiên cứu rút lại.
Nói về tác dụng, tác hại của tinh chất mầm đậu nành, một bác sĩ dinh dưỡng ở Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô cho rằng, thực tế tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào chính thức, tuy nhiên, theo ông thì những rau củ, quả, hạt đã mọc mầm thì coi như đã hỏng. “Từ xưa đến nay ai cũng biết khoai tây, đậu phộng, hay như hành, tỏi mọc mầm là coi như đã hỏng, phải bỏ đi. Vậy thì đậu nành hay bất cứ loại củ quả, hạt khác cũng như vậy”.
Nhiều nghiên cứu đã được công bố cho thấy giai đoạn mọc mầm của đậu nành là giai đoạn có chứa nhiều isoflavones nhất và khuyến cáo không nên dùng các sản phẩm này ở giai đoạn mầm. Một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên FDA năm 2004 cho thấy điều này sau khi thí nghiệm trên các con cừu. Việc những con cừu được cho ăn những loại thực vật giai đoạn nảy mầm có chứa hàm lượng isoflavones cao đã gây rối loạn sinh sản ở cừu.
Sông Hương
.