Hiện nay, ô nhiễm tiếng ồn đang dần trở thành vấn đề được quan tâm, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM.
|
Âm thanh sẽ trở thành không mong muốn khi chúng cản trở những hoạt động bình thường của con người như trò chuyện, nghỉ ngơi, gây cản trở, rối loạn và giảm chất lượng cuộc sống. Nguồn: Internet. |
Ô nhiễm tiếng ồn là gì?
Ô nhiễm tiếng ồn là hiện tượng tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Hầu hết ở các nước, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa. Tiếng ồn ngoài trời còn được nói gọn từ tiếng ồn môi trường.
|
Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa...Hình minh họa. Nguồn: Internet |
Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và hành vi con người. Âm thanh không mong muốn (âm thanh nhiễu) tác động xấu đến sức khỏe tâm lý, tâm thần. Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ và các tác hại khác.
Mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại nước ta ra sao?
Lâu nay, đa số người dân Việt Nam, nhất là những người đang sống và làm việc tại những thành phố lớn đang phải sống chung với tiếng ồn vượt quá mức cho phép, nhiều người phải quen dần với điều đó, nhưng một số khác lại đang trong cảnh bị “hành hạ” bởi tiếng ồn...
Bà Phạm Thị Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có hơn 5% dân số thế giới (khoảng 360 triệu người) bị mất thính lực, trong đó có 32 triệu trẻ em. Nguyên nhân chính gây mất thính lực có thể do di truyền, biến chứng khi sinh, bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tai mạn tính, tác dụng phụ của thuốc, tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn hoặc lão thính. Mất thính lực gây ra các tác hại cho sức khỏe thể chất, tinh thần, giáo dục và việc làm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
|
Ô nhiễm tiếng ồn gây nhiều hậu quả tai hại cho người dân. Nguồn: Internet |
Còn tại Việt Nam, ô nhiễm tiếng ồn ở các đô thị và khu công nghiệp đều vượt mức cho phép. Đáng lưu ý, trong tổng số khoảng 52 triệu người lao động ở tất cả các ngành nghề, có khoảng 10-15 triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn mức quy định.
Ô nhiễm tiếng ồn hiện là vấn đề mang tính cấp thiết, nhất là tại các đô thị và ngành công nghiệp. Các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chính gồm: tiếng ồn giao thông, tiếng ồn trong xây dựng, tiếng ồn trong sinh hoạt, tiếng ồn trong công nghiệp và sản xuất. Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và hành vi con người. Âm thanh không mong muốn (âm thanh nhiễu) tác động xấu đến sức khỏe tâm lý, tâm thần. Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ và các tác hại khác.
Ô nhiễm tiếng ồn gây ra việc mất trí nhớ, huyết áp cao ở nhiều người. Điều này đã được các chuyên gia y tế trên thế giới chứng minh, khi mà các tần suất tác động trực tiếp vào con người sẽ gây ức chế của một số bộ phận trên cơ thể con người gây ra bệnh.
Đối với các hành vi vi phạm về tiếng ồn, điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18.11.2016 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường quy định như sau: Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA; Phạt tiền từ 1 - 160 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA trở lên. Bên cạnh đó còn có các hình thức phạt bổ sung đình chỉ hoạt động cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên.
Thùy Hương (t/h)