Đối với cơ thể người,nếu kết quả cho ra nhiễm độc chì dù mức độ nặng hay nhẹ đều khá nguy hiểm và đểlại những tác hại rất lớn cho sức khỏe.
 


BS Đại giải thích ngộ độc chì có hai loại.

Thứ nhất là ngộ độc cấp tính làm tăng áp lực nội sọ, gây tổn thương não cấp, nơron thần kinh. Triệu chứng biểu hiện là nôn, lơ mơ, hôn mê, co giật.

Thứ hai là ngộ độc mạn tính, là ngộ độc tích lũy từ ngày này qua ngày khác trong cơ thể. Trẻ càng nhỏ tác hại càng nặng, gây ra tình trạng rối loạn chức năng của nơron thần kinh. Triệu chứng biểu hiện là kích thích tăng động, giảm thần kinh nhận thức, giảm trí thông minh.

Ở Mỹ, ngộ độc chì được coi là ngộ độc báo động và cần phải được kiểm soát đặc biệt. Việc nhiễm chì nhẹ không để lại triệu chứng nhưng nó cũng có thể làm suy giảm trí nhớ, chỉ số IQ giảm, làm ảnh hưởng đến cả một thế hệ.

Bác sĩ khuyến cáo đối với những bệnh nhân ngộ độc cấp cách tốt nhất là nhập viện, dùng thuốc giải độc chì chuyên sâu như Dimercaprol. Trường hợp ngộ độc mạn tính nên loại bỏ khả năng tiếp xúc với chì (ví dụ như ở ngoài môi trường, chì có nhiều trong đất, cát, trong vật liệu xây dựng,…). Bên cạnh đó nguồn nước phải được kiểm tra có bị nhiễm chì hay không.

Riêng đối với trẻ em tốt nhất là không cho tiếp xúc với pin, kèm theo bổ sung thêm sắt và canxi cho dinh dưỡng mỗi ngày.
 

Theo Pháp luật TPHCM

.