(BVPL) - Hơi thở hôi tuy không gây chết người nhưng nhiều khi cũng làm chủ nhân và người đối diện khó chịu, lúng túng hoặc tệ hơn, rơi vào những tình huống “dở khóc dở cười”…
Thứ ba là khi miệng bị khô. Nước bọt được tiết ra thường xuyên với số lượng khoảng 1,5 lít/ngày. Nước bọt có vai trò làm sạch khoang miệng và có chứa một số kháng thể có khả năng diệt khuẩn. Khi được tiết ra miệng và được nuốt thường xuyên sẽ khiến cho vi khuẩn khó phát triển trong miệng. Vào ban đêm, khi ngủ, lượng nước bọt tiết ra rất ít, thậm chí bằng không nên gây khô miệng và ứ đọng làm vi khuẩn phát triển nên miệng thường có mùi hôi vào buổi sáng khi ngủ dậy. Nếu bạn có thói quen ngủ há miệng càng dễ làm miệng bị khô, gây hơi thở hôi. Những người mắc bệnh khô miệng do lượng nước bọt tiết ra không đủ dễ bị viêm miệng, lưỡi, quang răng là nguyên nhân của hôi miệng.
Thứ tư là một số trường hợp bệnh lý. Khoảng 10% các trường hợp hơi thở hôi không có nguyên nhân từ răng miệng. Các loại bệnh lý này tạo các chất có mùi được đào thải qua phổi gây mùi hôi. Điển hình là các bệnh gan thận làm hơi thở có mùi cá, đái tháo đường nếu điều trị không đúng gây biến chứng toan xê - tôn làm hơi thở có một số amine thơm như mùi quả. Những người xơ gan, suy giảm chức năng gan cũng có mùi xê tôn và mùi chua của rượu (nếu xơ gan do rượu). Hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản cũng thường làm hơi thở có mùi chua của dịch vị. Sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh lý thận, bệnh lý tâm thần cũng có thể gây hơi thở hôi khi được thải trừ qua phổi.
Thứ năm là tình trạng của miệng, mũi và họng. Các bệnh lý của mũi xoang cũng làm hơi thở hôi khi bị viêm nhiễm tao ra các chất dịch viêm, mủ chảy xuống khoang mũi sau. Những viêm nhiễm của hầu họng như viêm amida, viêm họng hạt, viêm loét thanh-khí-phế quản, bệnh lý bẩm sinh của khoang mũi miệng như hở hàm ếch…cũng là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và làm hơi thở hôi. Hơi thở hôi ở trẻ nhỏ thì nên chú ý tới nguyên nhân do dị vật như hòn bi, kẹo, hạt quả trẻ em nhét vào mũi gây viêm.
Thứ sáu là hút thuốc. Hút thuốc làm hơi thở hôi ở hai lý do: hút thuốc gây khô miệng, gây nhiều viêm nhiễm trong khoang miệng như viêm quanh răng, viêm lợi, viêm lưỡi, viêm xoang. Khói thuốc lá, thuốc lào cũng chứa nhiều hợp chất mà khi bám quyện với nước bọt tạo mùi rất hôi.
Khi hơi thở hôi có phải đi khám?
Khi hơi thở bạn có mùi hôi, trước hết hãy đi khám và điều trị những nguyên nhân như các viêm nhiễm vùng mũi, răng miệng, hầu họng, tuyến nước bọt. Súc miệng hàng ngày bằng các dung dịch có chứa cetylpyridinium chloride hoặc chlorhexidine. Một số các thành phần khác như chlorine dioxide và kẽm trung hòa rất tốt một số mùi hôi do vi khuẩn gây ra. Điều trị tích cực các bệnh lý ở các cơ quan khác: bệnh gan, bệnh thận, bệnh đái tháo đường, hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản…
Một số biện pháp vệ sinh răng miệng rất hữu ích cho việc làm hơi thở bạn thơm tho hơn bao gồm đánh răng ít nhất hai lần ngày (đặc biệt là sau khi ăn); làm sạch thức ăn còn giắt trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa hàng ngày; nạo sạch lưỡi vào buổi sáng; vệ sinh răng giả tháo lắp hoặc cầu răng ít nhất một lần/ngày; uống đủ nước để đảm bảo đủ lượng nước bọt tiết ra hoặc có thể nhai kẹo cao su kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng; điều chỉnh chế độ ăn, bỏ rượu, thuốc lá; dùng bàn chải thích hợp và nên tới nha sĩ để khám răng miệng định kỳ.
Theo SK&ĐS