(BVPL) - Sáng ngày 24/2, tại Hội trường Bệnh viên đa khoa tỉnh, Sở Y tế Thanh Hóa long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 61 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955- 27/2/2016), ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và hàng ngàn cán bộ ngành y tế của 27 huyện, thị về dự và thi “Đổi mới phòng cánh, thái độ phục vụ”.
 
Ông Trịnh Hữu Hùng Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội thi
Ông Trịnh Hữu Hùng Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội thi
 
Ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế đã đọc thư của Bác Hồ gửi ngành Y vào ngày này cách đây 61 năm. Đồng thời ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành Y tế Thanh Hóa trong suốt chặng đường đã qua. Ông Hùng nhấn mạnh và đề cập “trước sức ép của cơ chế thị trường cùng với sự cảm dỗ của vật chất, không ít cán bộ, thầy thuốc của ngành y tế lung lay…”.  Vì vậy, luôn phải học tập, rèn luyện, giữ mình mới xứng đáng cụm từ “Lương y như từ mẫu”. Đặc biệt,  ông Hùng đã nhắc lại 8 tội về ngành y do Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã răn để cán bộ trong ngành suy nhẫm: 
 
1. Có bệnh nên xem xét đã rồi mới bốc thuốc, vì ngại đêm mưa vất vả, không chịu đến thăm mà đã cho thuốc, đó là tội lười.
2. Có bệnh nên uống thứ thuốc nào đó mới cứu được nhưng sợ người bệnh nghèo túng, không trả được vốn, nên chỉ cho loại thuốc rẻ tiền, đó là tội bủn xỉn.
3. Khi thấy bệnh chết đã rõ, không nói thật mà lại nói lơ mơ để làm tiền, đó là tội tham.
4. Thấy bệnh dễ chữa, nói dối là khó, le lưỡi, chau mày, dọa cho người ta sợ để lấy nhiều tiền, đó là tội lừa dối.
5. Thấy bệnh khó, đáng lý phải nói thật rồi mới hết sức cứu chữa nhưng lại sợ mang tiếng là không biết thuốc, vả lại chưa chắc đã thành công, mà đã như vậy thì không được hậu lợi, nên kiên quyết không chịu chữa, đến nỗi người ta bó tay chịu chết, đó là tội bất nhân.
6. Có trường hợp người bệnh ngày thường có bất bình với mình, khi họ mắc bệnh phải nhờ đến mình, liền nghĩ ra ý nghĩ oán thù, không chịu chữa hết lòng, đó là tội hẹp hòi.
7. Lại như thấy người mồ côi, góa bụa, người hiền, con hiếm mà nghèo đói ốm đau thì cho là chữa mất công vô ích, không chịu hết lòng, đó là tội thất đức.
8. Lại như xét bệnh còn lờ mờ, sức học còn non mà đã cho thuốc chữa bệnh, đó là tội dốt nát”.
 
 
Cũng trong ngày 24/2, Sở Y tế Thanh Hóa tổ chức chung kết với 17 đơn vị loạt vào vòng cuối được tổ chức sôi động từ sau Tết trở lại đây với đề tài thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của ngành y tế” cho toàn ngành trong tỉnh. Hội thi này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động thi nhằm nâng cao tinh thần khám, chữa bệnh của cán bộ đang phục vụ trong ngành y tế Thanh Hóa phục vụ người bệnh tốt hơn.
 
Phạm Ngọc