Một số người lên án nó như là tội ác thời trang. Một số người khác lo lắng về việc thâm nhập vào đời tư: không biết khi chia tay với người đeo kính bạn có bị họ ghi hình không.

 


Các thực nghiệm mà chúng tôi và những người khác tiến hành còn cho thấy rằng người dân thường không kịp để ý về những cái hiển nhiên như một người bận bộ đồ khỉ đột trong những tình huống họ đang chú tâm vào điều gì khác. Các nhà nghiên cứu dùng các thiết bị theo dõi mắt phát hiện rằng người dân có thể bỏ qua con khỉ đột ngay cả khi nhìn thẳng vào nó. Hiện tượng “mù không chú ý” chứng tỏ rằng cái chúng ta thấy tuỳ thuộc không chỉ vào nơi chúng ta nhìn mà còn vào cách chúng ta tập trung chú ý của chúng ta ra sao.

Nếu bạn nghĩ rằng tình huống có thể cải thiện nếu kính hiển thị máy tính xuất hiện đè lên trên chính thế giới thực, hãy nghĩ lại. Nhận thức đòi hỏi cả mắt lẫn trí óc, và nếu trí óc bạn đang bận, bạn sẽ không thấy cái khác vốn tuyệt đối hiển nhiên.

Nghiên cứu các phi công gợi ra rằng hiển thị dụng cụ đọc trực tiếp trên kính chắn gió có thể làm phi công ít chú ý đến chung quanh họ, thậm chí có thể dẫn đến tai nạn trong các cuộc hạ cánh mô phỏng.

Kính Google cho phép người dùng làm nhiều chuyện lý thú, nhưng nó không thủ tiêu được những giới hạn về khả năng chú ý của con người. Trực giác về sự chú ý dẫn đến những mặc nhận sai lầm về cái in như là chúng ta đang thấy; chúng ta đặc biệt không ý thức rằng chú ý của chúng ta có thể bị thu hút hoàn toàn như thế nào bởi sự sẵn có liên tục của thông tin hấp dẫn và hữu ích. Chỉ khi hiểu rõ khoa học về sự chú ý và những hạn chế của trí óc con người và não bộ, chúng ta mới có thể thiết kế những giao diện mới vừa đột phá vừa an toàn.

Daniel J. Simons, giáo sư tâm lý và quảng cáo đại học Illinois. GS tâm lý học Christopher F. Chabris tại Union College. Cả hai là đồng tác giả cuốn: Con khỉ đột vô hình: trực giác của chúng ta đánh lừa chúng ta như thế nào.
 

Theo Khởi Thức
SGTT

.